![]() |
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: daibieunhandan.vn |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, để có cơ sở cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động nói chung, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Bộ Nội vụ phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI tổ chức Hội nghị nhằm lắng nghe ý kiến của cả các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã - đại diện cho phía người sử dụng lao động và ý kiến của các cấp công đoàn, đoàn viên, người lao động, hiệp hội nghề nghiệp - đại diện cho những người lao động cùng các chuyên gia về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có sử dụng lao động. “Đây đều là những đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi các chính sách và quy định tại dự thảo Luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ Phan Trung Tuấn cho biết, dự thảo Luật đã cơ bản kế thừa các quy định của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP và một số nội dung phù hợp trong các hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, dự thảo Luật quy định thêm một số đặc thù, như công khai thêm các thông tin về tình hình tài chính, quy chế quản lý sử dụng các loại quỹ, công tác nhân sự, đầu tư, mua sắm tại doanh nghiệp; thành lập Ban Thanh tra nhân dân. Nội dung quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về cơ bản kế thừa quy định của pháp luật hiện hành, không đặt ra các trách nhiệm hoặc biện pháp mới gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở quy định của Luật này, Chính phủ sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cho phù hợp.
Góp ý vào dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về 04 nhóm vấn đề chính: phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; công khai thông tin tại doanh nghiệp; người lao động tham gia ý kiến và người lao động quyết định; người lao động kiểm tra và giám sát./.
Nhật Nam
Tin tức cùng chuyên mục