Hà Nội, Ngày 31/05/2023

Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2021-2030 của tỉnh An Giang

Ngày đăng: 19/07/2022   03:21
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 24/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1331/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030, đây là chính sách rất quan trọng nhằm cụ thể hóa Luật Thanh niên 2020 với mục tiêu xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước. Triển khai thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, tỉnh An Giang đã xây dựng, ban hành Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2021-2030 của tỉnh với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với thực tế các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Ảnh minh họa: Tỉnh Đoàn An Giang

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành công tác phát triển thanh niên của tỉnh An Giang

Xác định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong những năm tới và giai đoạn tiếp, trong những năm qua, tỉnh An Giang đã có nhiều biện pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành công tác phát triển thanh niên, đạt được nhiều kết quả quan trọng và tích cực. Cụ thể là đã ban hành Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020; Chỉ thị số 16/2012/CT-UBND ngày 31/10/2012 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/11/2012 về việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tổ chức sơ kết Chương trình phát triển thanh niên tỉnh giai đoạn 2012-2015.

Thực hiện Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020), UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 21/3/2016 về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn II; Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020. Hàng năm, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của cơ quan, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện thông qua lồng ghép nội dung Chương trình phát triển thanh niên tại các hội nghị tập huấn, triển khai nhiều phong trào sôi nổi, thiết thực.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai Quyết định số 535/QĐ-UBND và Quyết định số 1404/QĐ-UBND của UBND tỉnh và các văn bản liên quan đến thanh niên; phân công cán bộ, công chức theo dõi, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; lồng ghép nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên phù hợp với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa phương. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về thanh niên, ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Điển hình là các phong trào hoạt động như: câu lạc bộ Cảm hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên chậm tiến; Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài; hành trình “Tuổi trẻ cụm Sông Hậu vì biển, đảo quê hương; hành trình “Tuổi trẻ quê hương Bác Tôn; cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang” với chủ đề “Giải pháp phát triển nông nghiệp, du lịch và sử dụng năng lượng tái tạo trong chế biến nông sản hiệu quả, bền vững”; phiên chợ “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang; hội chợ “Việc làm”; chương trình “Học kỳ Quân đội”.v.v.

Việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra; các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên cơ bản hoàn thành; tạo sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển thanh niên; bộ máy tổ chức, cơ cấu nhân sự làm công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiện toàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác thanh niên từng bước được nâng lên, kịp thời thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thanh niên; tạo điều kiện tốt nhất cho thế hệ trẻ phát triển bản thân và đóng góp hữu ích cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các sở, ban, ngành và địa phương đã tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh niên; đẩy mạnh việc cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch cụ thể của các cấp, các ngành vào thực tiễn công tác thanh niên. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, đầu tư phát triển thanh niên gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thông qua các nhiệm vụ, giải pháp được phân công trong Chương trình phát triển thanh niên, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt, việc cung cấp các thông tin về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên được các đơn vị, địa phương rất quan tâm. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức Đoàn thực hiện vai trò chăm lo nhu cầu, lợi ích, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận cơ hội học tập và làm việc, hình thành môi trường thuận lợi cho thanh niên thực hiện ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2021-2030 của tỉnh An Giang

Thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, tỉnh An Giang đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình phát triển thanh niên như sau:

Một là, xây dựng lực lượng thanh niên của tỉnh An Giang phát triển toàn diện, trung thành với sự nghiệp cách mạng, kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; có ý thức chấp hành pháp luật; từng bước hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và địa phương, nhất là người đứng đầu về vai trò quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên, chỉ đạo các ngành, các cấp trong việc chủ động lồng ghép đưa các chỉ tiêu phát triển thanh niên vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa phương một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của thanh niên, không thực hiện chung chung, hình thức.

Hai là, quan tâm xây dựng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao; gắn kết mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên với chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị và địa phương; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trẻ; kịp thời động viên, khuyến khích những thanh niên có thành tích xuất sắc trong công tác, học tập và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho thanh niên được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các sở, ngành và địa phương cần phối hợp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế của tỉnh.

Ba là, tiếp tục xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên được tư vấn nghề nghiệp và có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần để phát triển toàn diện. Tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép chương trình phát triển thanh niên với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và của địa phương.

Bốn là, nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn Thanh niên trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách về công tác thanh niên; tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào có chiều sâu, hiệu quả; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác đoàn; sắp xếp, bố trí nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác đoàn; tăng cường kiểm tra, giám sát và kịp thời đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên ở các ngành, các cấp.

Một số kiến nghị, đề xuất

Để công tác triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Chương trình phát triển thanh niên có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn tại địa phương, tỉnh An Giang kiến nghị, đề xuất một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương cần tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước phát triển có mô hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên hiệu quả, nhằm vận dụng, áp dụng những kinh nhiệm, mô hình hiệu quả vào thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên ở địa phương.

Thứ hai, Bộ Nội vụ có hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh An Giang tổ chức tập huấn, thực hiện tốt Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên trong toàn tỉnh.

Thứ ba, các cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản quy định cụ thể cơ chế quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên, phân cấp cụ thể cho các địa phương để tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên từ Trung ương đến địa phương.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ, đầu tư nguồn lực, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên được hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ, triển khai các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; thông tin về các thành tựu khoa học và công nghệ đến thanh niên trong xu thế Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tuyên dương và tìm kiếm, phát hiện tài năng trẻ vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.

Thứ năm, hỗ trợ kinh phí hàng năm để tỉnh An Giang thực hiện cơ chế, chính sách cho thanh niên và triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp theo Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2021-2030 của tỉnh An Giang./.

 

Nguyễn Bình Định, Sở Nội vụ tỉnh An Giang

tcnn.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia

Ngày đăng 26/05/2023
Tại Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 25/5/2023, Thường trực Chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố trong sự phát triển chung của cả nước "cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước". Đồng thời, nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế yếu kém, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo để phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Chú trọng sơ kết, tổng kết mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao. Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm.

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội

Ngày đăng 17/05/2023
Đô thị văn minh được hiểu là những hành vi, thái độ, ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội, môi trường sống theo hướng xanh, sạch, đẹp, tiện ích về mọi mặt, là các giá trị văn hoá, đạo đức của dân tộc được phát huy, phục vụ hữu ích cho đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đối với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, xây dựng đô thị văn minh là quá trình chủ động, tích cực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành liên quan và nhân dân với các cách thức, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Thành uỷ Hà Nội về quy hoạch phát triển đô thị thông minh nhằm thu hút đầu tư phát triển, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Yên Bái triển khai ứng dụng công dân số đến cán bộ, công chức

Ngày đăng 12/05/2023
Ứng dụng Công dân số YenBai-S là ứng dụng đa tiện ích trên thiết bị thông minh, chỉ cần cài đặt 1 App duy nhất, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích thông minh, thân thiện để tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Hà Nội: Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật

Ngày đăng 09/05/2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Quy định số 12-QĐ/TU ngày 08/5/2023 của Thành ủy Hà Nội về “Quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”. Quy định này nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Trung ương; thay thế Quy định số 04-QĐ/TU ngày 11/8/2021 của Thành ủy Hà Nội về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và các quy định trước đây trái với Quy định này.

Triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng - kết quả bước đầu và giải pháp trong thời gian tới

Ngày đăng 18/04/2023
Thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Thành ủy và UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng để tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong đó có tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Bài viết khái quát một số kết quả trong việc triển khai thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại thành phố Đà Nẵng, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm triển khai mô hình chính quyền đô thị đạt hiệu quả trong thời gian tới.