Nguồn: Internet |
Hầu hết các lý thuyết và nghiên cứu về lãnh đạo đều coi công tác này như là quá trình tạo ảnh hưởng và tập trung vào các hành động của những người được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo. Đa số cách tiếp cận truyền thống đều nhấn mạnh đến cách thức mà các nhà lãnh đạo duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác, trong đó người lãnh đạo trung tâm đóng vai trò làm tác nhân chính. Một quan điểm khác mô tả lãnh đạo như sự phát triển trật tự xã hội do những tương tác, những trao đổi và những quá trình gây ảnh hưởng giữa nhiều người tạo ra. Trên phương diện này, không thể tìm hiểu về lãnh đạo tách rời sự vận động của hệ thống xã hội mà công tác này diễn ra. Thay vì đặt trọng tâm vào một nhà lãnh đạo riêng lẻ theo cách truyền thống, các học giả nghiên cứu các quá trình xã hội và các mối quan hệ kiểu mẫu để lý giải cho việc các hoạt động tập thể có thể hoàn thành mục tiêu chung như thế nào. Các tổ chức và các thực thể xã hội khác (như các đội nhóm, các liên minh, các nhóm lợi ích chung) được xác định rõ hơn qua mạng lưới các mối quan hệ tương giao giữa các cá nhân hơn là qua các hiến chương (điều lệ), cơ cấu tổ chức, chính sách và quy chế.
Most theory and research on leadership views it as an influence process and focuses on the actions of people designated as leaders. The emphasis in most of the traditional approaches is on how leaders can develop and maintain cooperative relationships, and a focal leader is the primary causal agent. An alternative view of leadership is to describe it as the evolving social order that results from interactions, exchanges, and influence processes among many people. According to this perspective, leadership cannot be understood apart from the dynamics of the social system in which it occurs. Instead of the traditional focus on a single leader, scholars examine the social processes and patterned relationships that explain how collective activity can accomplish shared objectives. Organizations and other social entities (e.g., teams, coalitions, and common interest groups) are defined more by the web of interpersonal relationships than by formal charters, structures, policies, and rules.
Các mối quan hệ liên tục được điều chỉnh khi các thay đổi diễn ra trong những người can dự vào hoạt động tập thể và khi các điều kiện đã thay đổi đòi hỏi có những phản ứng thích hợp. Nhà lãnh đạo được xác định là những người gây ảnh hưởng một cách nhất quán tới các mối quan hệ, các hoạt động tập thể và được những người khác trông đợi có ảnh hưởng này. Ảnh hưởng của nhà lãnh đạo được thực hiện bằng việc diễn giải các sự kiện, giải thích các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả một cách có ý nghĩa và bằng việc tác động ảnh hưởng để những người khác điều chỉnh thái độ, hành vi và mục tiêu của họ. Nhiều người khác nhau tham gia vào quá trình lãnh đạo này và các lợi ích đa dạng, đôi khi xung đột của họ tạo ra một quá trình chính trị bao hàm việc sử dụng quyền lực xã hội cũng như sức lôi cuốn về mặt lý trí và cảm xúc. Các cá nhân phát triển và sử dụng mạng xã hội để tập hợp thông tin, tạo dựng liên minh để gia tăng ảnh hưởng của họ đến các quyết định. Vì thế mà lãnh đạo có thể được định nghĩa như một quá trình gây ảnh hưởng xã hội, giúp tối ưu hóa nỗ lực của những người khác, hướng tới việc hoàn thành một mục tiêu.
The relationships are continually being modified as changes occur in the people who are involved in the collective activity, and as changing conditions elicit adaptive responses. Leaders are defined as the people who consistently influence relationships and collective activities and are expected by others to have this influence. Their influence is accomplished by interpreting events and explaining cause-effect relationships in a meaningful way, and by influencing people to modify their attitudes, behavior, and goals. Many different people participate in this leadership process, and their diverse and sometimes conflicting interests make it a political process involving the use of social power as well as rational and emotional appeals. Individuals develop and use social networks to gather information and build coalitions to increase their influence over decisions. Thus leadership can be defined as a process of social influence, which maximizes the efforts of others, towards the achievement of a goal.
Lãnh đạo đích thực không phải ở việc có một việc làm hay chức danh nhất định. Trên thực tế, được lựa chọn giữ một chức vụ chỉ là cấp độ đầu tiên trong năm cấp độ mà mỗi nhà lãnh đạo hiệu quả phải đạt được. Có nhiều lý thuyết và ý tưởng khác nhau về khả năng lãnh đạo, bao gồm “Năm cấp độ lãnh đạo” của John Maxwell, đó là:
Cấp độ 1: Có quyền hạn, chức vụ: mọi người thực hiện bởi vì họ buộc phải tuân theo. Đây là điểm khởi đầu tốt cho nhà lãnh đạo.
Cấp độ 2: Sự tình nguyện chấp thuận: mọi người làm theo vì họ thực sự muốn như thế. Khi mọi người cảm thấy được yêu quý, quan tâm, thuộc về tổ chức, được coi trọng và tin cậy, họ chuyển đổi từ tâm thế cấp dưới sang người đồng hành và thực lòng chấp thuận để người cấp trên lãnh đạo họ.
Cấp độ 3: Định hướng năng suất, hiệu quả: mọi người ủng hộ, tin theo bạn vì những thành quả bạn làm được cho tổ chức. Nhà lãnh đạo giỏi có thể tạo ra kết quả tác động quan trọng đối với tổ chức. Không chỉ cá nhân họ hoàn thành công tác một cách năng suất, hiệu quả mà còn có khả năng giúp cả đội ngũ đạt kết quả cao.
Cấp độ 4: Tập trung vào phát triển con người: Mọi người tình nguyện đi theo bạn vì những gì bạn làm cho cá nhân họ. Nhà lãnh đạo giỏi đầu tư thời gian, tâm sức, tài chính và tư duy của họ vào việc phát triển những người khác làm lãnh đạo. Họ tìm hiểu từng người và cố gắng đánh giá đo lường để dẫn dắt họ phát triển phù hợp với tiềm năng của mình.
Cấp độ 5: Đạt đến trình độ lãnh đạo đỉnh cao: Mọi người noi theo gương bạn vì chính con người bạn và bạn đại diện cho điều gì. Vai trò lãnh đạo ở cấp độ này nâng tầm toàn thể tổ chức và tạo dựng môi trường mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong đó, góp phần vào thành công của họ. Thông qua việc học tập về các cấp độ nêu trên có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý am hiểu cách thức trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn tại nơi làm việc của mình.
True leadership isn’t a matter of having a certain job or title. In fact, being chosen for a position is only the first of the five levels every effective leader achieves. There are many different theories and ideas on leadership, including John Maxwell’s “5 Levels of Leadership.” They are: (1) Position: people follow because they have to. Position is a good starting place. (2) Permission: people follow because they want to. When people feel liked, cared for, included, valued and trusted, they change from being subordinates to followers and give their supervisors permission to lead them. (3) Production: people follow because of what you have done for the organization. Good leaders can make a significant impact on an organization. Not only are they productive individually, but they also are able to help the team produce. (4) People development: people follow because of what you have done for them personally. Good leaders invest their time, energy, money and thinking into growing others as leaders. They look at every person and try to gauge their potential to grow and lead. (5) Pinnacle: people follow because of who you are and what you present. Leadership at this high level lifts the entire organization and creates an environment that benefits everyone in it, contributing to their success. Learning about these levels may help managers-leaders understand how to become better leaders in their workplace.
Để trở nên trên tầm “vị sếp” mà mọi người chỉ tuân theo vì bắt buộc, nhà lãnh đạo phải nắm vững khả năng truyền cảm hứng và đầu tư vào con người. Để tiến triển trong vai trò của mình, nhà lãnh đạo phải có được những kết quả và xây dựng đội ngũ theo định hướng năng suất, hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần giúp mọi người phát triển các kỹ năng của họ để trở thành nhà lãnh đạo trong phạm vi thẩm quyền của mình. Việc phát triển các năng lực lãnh đạo có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý nâng cao phẩm chất chuyên môn, tạo dựng và duy trì các mối quan hệ và tăng khả năng gặt hái thành quả. Nếu các nhà lãnh đạo có kỹ năng và niềm đam mê cống hiến thì họ có thể đạt tới đỉnh cao của vai trò lãnh đạo. Nhưng cấp độ lãnh đạo đỉnh cao không phải là nơi dành cho nhà lãnh đạo dừng chân nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng thành công của mình. Đây là nơi tái tạo để từ đó họ tạo ra kết quả tác động vĩ đại nhất trong đời mình. Họ cần nâng tầm cho nhiều nhà lãnh đạo nhất trong khả năng của mình, giải quyết càng nhiều thử thách lớn càng tốt và mở rộng sức ảnh hưởng của mình để tạo ra những khác biệt tích cực vượt ra ngoài phạm vi tổ chức và ngành, lĩnh vực mình.
To become more than “the boss” people follow only because they are required to, leaders have to master the ability to invest in and inspire people. To grow further in their role, leaders must achieve results and build a team that produces. Leaders need to help people develop their skills to become leaders in their own right. Developing leadership competencies can help managers-leaders increase certain professional qualities, build and maintain relationships and increase their earning potential. If leaders have the skill and dedication, they can reach the pinnacle of leadership. But the Pinnacle level is not a resting place for leaders to stop and view their success. It is a reproducing place from which they make the greatest impact of their lives. They should lift up as many leaders as they can, tackle as many great challenges as possible and extend their influence to make a positive difference beyond their own organization and sector./.
Phạm Đức Toàn - Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ)
Bình luận
Tin tức cùng chuyên mục