Hà Nội, Ngày 23/04/2024

Trung Quốc thúc đẩy số hóa toàn diện

Ngày đăng: 17/07/2022   13:25
Mặc định Cỡ chữ
Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch hành động nhằm tạo thuận lợi cho việc số hóa ngành hàng tiêu dùng, trong điều kiện nước này thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tế kỹ thuật số vào nền kinh tế thực, đồng thời tạo ra và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hơn 90% giao dịch hàng ngày được người dân Trung Quốc thực hiện qua quét mã QR.

Theo kế hoạch do 5 cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cùng đưa ra, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ cải thiện đáng kể việc tích hợp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành hàng tiêu dùng. Kế hoạch cũng hướng đến xây dựng 50 thành phố đạt được tiến bộ số hóa đáng kể, đa dạng sản phẩm, chất lượng và thương hiệu.

Kế hoạch nêu rõ 10 nhiệm vụ nhằm nâng cao sự đa dạng, chất lượng sản phẩm và tạo thương hiệu; như phát triển các sản phẩm tiêu dùng kết hợp internet nhằm cải thiện cuộc sống của con người, thúc đẩy sản xuất mang tính cá nhân hóa và linh hoạt để định hình lại phương thức sản xuất và phát triển sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thành lập của một hệ thống theo dõi chất lượng.

Việc tích hợp và ứng dụng rộng rãi hơn nữa công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp cải thiện nguồn cung hàng tiêu dùng, mở rộng chuỗi công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng và khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đổi mới kỹ thuật số trong nghiên cứu và phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình.

Ước tính đến năm 2025, tỷ lệ các công ty hàng tiêu dùng số hóa quản lý và hoạt động của họ, được trang bị các công cụ kỹ thuật số để nghiên cứu, phát triển và thiết kế cũng như tham gia thương mại điện tử sẽ là hơn 80%. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thúc đẩy 200 nhà máy ứng dụng sản xuất thông minh trong các lĩnh vực như dệt, may mặc, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, thực phẩm và thuốc trong giai đoạn thực hiện kế hoạch.

Không chỉ đẩy mạnh số hóa ngành hàng tiêu dùng, Trung Quốc còn đặt mục tiêu nâng tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế kỹ thuật số cốt lõi sẽ chiếm 10% GDP. Đến năm 2025, sự chuyển đổi kỹ thuật số của các ngành công nghiệp sẽ đạt đến một cấp độ mới, các dịch vụ công kỹ thuật số sẽ trở nên bao trùm hơn, và hệ thống quản trị nền kinh tế kỹ thuật số sẽ được cải thiện đáng kể. Nền kinh tế kỹ thuật số là một lựa chọn chiến lược để nắm bắt những cơ hội trong vòng xoay mới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và chuyển đổi công nghiệp.

Ông Âu Dương Huệ, giáo sư kinh tế kỹ thuật số tại Viện Nghiên cứu kinh tế internet Trung Quốc cho biết, kế hoạch này có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia và sẽ đòi hỏi các sáng kiến chính sách chi tiết hơn từ chính quyền địa phương. Ông Âu Dương Huệ cho rằng cần nỗ lực hơn nữa để đạt được những đột phá trong các công nghệ chủ chốt và cốt lõi, mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công nghiệp, thúc đẩy phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số.

Việc theo đuổi tính bền vững dựa trên mục tiêu Net-Zero toàn cầu đã được thực hiện với sự trợ giúp của chứng từ kỹ thuật số. Sự xoay trục gần đây của Trung Quốc nhằm phát triển toàn diện kỹ thuật số hóa cho thấy, quốc gia này coi trọng việc cải tiến toàn diện và bao trùm để đạt được các mục tiêu kỹ thuật số của mình./.

Theo: sggp.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.