Hà Nội, Ngày 24/09/2023

Hướng dẫn về việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa XIII

Ngày đăng: 11/07/2022   10:33
Mặc định Cỡ chữ
Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 65-HD/BTGW về việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”. Trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.
Ảnh minh họa

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”; Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung văn kiện, nhất là những nội dung cốt lõi và những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

- Trên cơ sở đó, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để đưa Nghị quyết nhanh vào cuộc sống. Tuyên truyền rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết trong các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc.

2. Yêu cầu

- Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành chịu trách nhiệm về chất lượng tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và xây dựng Chương trình hành động, tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

- Công tác tuyên truyền Nghị quyết cần được tiến hành thường xuyên, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, phong phú, sinh động.

II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT

1. Về nội dung, tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt

1.1. Nội dung nghiên cứu, học tập, quán triệt

- Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII “Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao";

- Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”;

- Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”.

1.2. Tài liệu Hội nghị

- Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”;

- Tài liệu Nghiên cứu các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên);

- Tài liệu Học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” (Dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở);

- Tài liệu Hỏi - đáp các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” (Dùng cho đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và tuyên truyền trong Nhân dân);

- Đề cương và nội dung bài giảng của các đồng chí báo cáo viên tại Hội nghị toàn quốc.

- Các tài liệu có liên quan của địa phương, cơ sở (nếu có).

2. Về đối tượng, hình thức nghiên cứu, học tập, quán triệt

2.1. Đối tượng

Toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng đều có trách nhiệm nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết; Nhân dân được tuyên truyền, phổ biến các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”.

2.2. Hình thức nghiên cứu, học tập, quán triệt

- Kết hợp nghiên cứu, học tập, quán triệt tại Hội nghị với tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

- Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối đường truyền từ Trung ương tới cơ sở (ở những nơi có điều kiện).

- Hội nghị do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức bằng hình thức phù hợp (trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến) cho từng đối tượng cụ thể ở cơ sở, những cán bộ, đảng viên chưa được tham gia học tập tại Hội nghị trực tuyến do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.

III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT

1. Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức (ban hành Kế hoạch riêng).

- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Kết nối đường truyền với Hội nghị toàn quốc cho các đối tượng theo Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương. Đề nghị mở rộng thêm thành phần và điểm cầu đến cơ sở khi điều kiện hội trường và đường truyền cho phép.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; hoàn thành trong tháng 7/2022.

2. Hội nghị dành cho những đối tượng chưa được tham gia học tập tại Hội nghị toàn quốc

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho từng đối tượng cụ thể, từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở, những cán bộ, đảng viên chưa được tham gia học tập tại Hội nghị toàn quốc bằng hình thức phù hợp (trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến). Đồng chí bí thư cấp uỷ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm báo cáo viên.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; hoàn thành trong tháng 8/2022.

3. Đối với các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương

- Đề nghị kết nối với điểm cầu Trung ương và thực hiện theo Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương (trừ các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền dự tại điểm cầu Trung ương). Thành phần điểm cầu ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương do cấp ủy quyết định và có thể mở thêm thành phần, điểm cầu cơ sở nếu điều kiện hội trường và đường truyền cho phép.

- Tổ chức Hội nghị nghiên cứu học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho cán bộ, đảng viên và các đối tượng chưa được tham gia học tập tại Hội nghị toàn quốc bằng hình thức phù hợp. Báo cáo viên là các đồng chí bí thư, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; hoàn thành trong tháng 8/2022.

4. Đối với các lực lượng vũ trang

- Đảng bộ các cấp trong Quân đội và Công an tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” theo kế hoạch chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương.

- Đối với những đối tượng chưa được nghiên cứu, học tập, quán triệt tại Hội nghị toàn quốc, Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương mở các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết bằng hình thức phù hợp (trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến).

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; hoàn thành trong tháng 8/2022.

5. Đối với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” và các tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì biên soạn, tổ chức học tập, phổ biến sâu, rộng nội dung Nghị quyết đến từng đoàn viên, hội viên; tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết cho các đối tượng chưa được học tập tại Hội nghị toàn quốc bằng các hình thức phù hợp.

- Tổ chức giới thiệu nội dung các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho các chức sắc tôn giáo, cá nhân tiêu biểu với hình thức và quy mô phù hợp.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 01 ngày; hoàn thành trong tháng 8/2022.

6. Đối với Đảng bộ Bộ ngoại giao

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác, học tập ở nước ngoài bằng hình thức phù hợp.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; hoàn thành trong tháng 8/2022. Ở những địa bàn có điều kiện đặc thù, hoàn thành trong tháng 9/2022. (Báo cáo về Ban Tuyên giáo Trung ương trước ngày 30/9/2022).

7. Đối với Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội                                                                                                                                                                                 

- Tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho đội ngũ giảng viên, giáo viên lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức phù hợp (trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp với trực tuyến) trong đợt bồi dưỡng chính trị hè năm 2022.

- Thời gian nghiên cứu, học tập, quán triệt: 1,5 ngày; Hoàn thành chậm nhất trước 26/8/2022. (Báo cáo về Ban Tuyên giáo Trung ương trước ngày 30/8/2022).

IV.  XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

- Sau đợt nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”, các tỉnh ủy, thành ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết cụ thể, chi tiết, có lộ trình trình để triển khai thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị, thể hiện quyết tâm đổi mới, sáng tạo và đảm bảo khả thi, thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của cấp mình, cụ thể hóa bằng các đề án, kế hoạch theo từng lĩnh vực và các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng để thực hiện, gắn với những chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, phù hợp với chức năng của từng cơ quan, đơn vị.

- Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì thảo luận Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị để bổ sung, hoàn thiện và ban hành triển khai thực hiện theo lộ trình. Hằng năm kiểm điểm tiến độ thực hiện chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết đã đề ra.

V. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN NGHỊ QUYẾT TRONG CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN

- Các cấp ủy chỉ đạo tổ chức đảng ở cơ sở căn cứ vào Tài liệu hỏi - đáp các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức đa dạng, phù hợp; tuyên truyền, phổ biến qua sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội…

- Các cơ quan báo chí, truyền thông từ Trung ương đến địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, có chuyên trang, chuyên mục phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, bí thư cấp ủy các cấp

- Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” cho từng đối tượng cụ thể ở cấp mình bảo đảm nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, an toàn.

- Đồng chí bí thư cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chủ trì và chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của cấp ủy; trực tiếp truyền đạt các nội dung Nghị quyết và chủ trì thảo luận, thông qua Chương trình hành động của cấp mình.

2. Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp Trung ương

- Quán triệt và vận dụng sáng tạo những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” để cụ thể hóa thành Chương trình hành động thiết thực.

- Chương trình hành động của tập thể phải được thực hiện thông qua các kế hoạch công tác, các đề án, dự án, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương và ban tuyên giáo các cấp

- Ban Tuyên giáo Trung ương:

+ Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”.

+ Xây dựng Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”.

+ Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản của các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII”.

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Ban Tuyên giáo các cấp:

+ Cụ thể hóa Hướng dẫn, Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành; tham mưu với cấp ủy tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết thiết thực, hiệu quả, thực chất và an toàn; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” của cấp ủy.

+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo với Ban Tuyên giáo Trung ương việc thực hiện Hướng dẫn này.

Sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương gửi báo cáo kết quả nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng “khóa XIII” về Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Lý luận chính trị) để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư chậm nhất trước 30/8/2022.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có) về Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Lý luận chính trị) để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư./.

Theo: tuyengiao.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thúc đẩy cải cách, tăng tốc thực thi chính sách để đạt mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra

Ngày đăng 05/09/2023
Trong bối cảnh quốc tế bấp bênh và rủi ro hơn, điều mà giới kinh doanh gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), kinh tế Việt Nam đã duy trì được sự ổn định. Tuy nhiên, thách thức còn rất lớn, đòi hỏi cần thúc đẩy các cải cách mạnh hơn để khắc phục những bất cập. Đặc biệt, nếu không tăng tốc khâu thực thi chính sách sẽ khó đạt được các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.  

Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước

Ngày đăng 06/09/2023
Vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy hiệu quả các các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là phải đổi mới thể chế, cơ chế, pháp luật, chính sách về huy động, sử dụng các nguồn lực...  

Dấu ấn nửa nhiệm kỳ trong công tác lập pháp: Vì mục tiêu tối thượng là phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân

Ngày đăng 05/09/2023
Quốc hội khóa XV đã đi được nửa chẳng đường của nhiệm kỳ. Với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Nhân dân, Quốc hội cùng các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị không ngừng nỗ lực, tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực, thích ứng linh hoạt với tình hình để hoàn thành khối lượng lớn công việc về xây dựng và triển khai thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phòng, chống hiệu quả dịch bệnh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.

Nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII: Công tác xây dựng thể chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Ngày đăng 24/08/2023
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 kéo dài gây hậu quả nặng nề, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt... đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh đó, với ý chí, quyết tâm và tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chính phủ, các bộ, ngành đã triển khai và thu được những kết quả đáng khích lệ, trong đó Bộ Nội vụ đã đạt và vượt kế hoạch, chương trình công tác được giao.

Chặng đường ngắn, bước tiến dài!

Ngày đăng 14/08/2023
Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII vừa qua khẳng định phương châm, cuộc chiến này: “không bao giờ chùng xuống”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực, xử lý một người để cứu muôn người".

Tiêu điểm

Triển lãm số "Không gian Mộc bản triều Nguyễn"

Tối ngày 22/9/2023, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm số “Không gian Mộc bản triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự tham gia của gần 200 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực lưu trữ và văn hóa ở trung ương và địa phương.