Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hà Nội: Hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm tích cực triển khai các hoạt động và mô hình phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng: 29/06/2022   08:22
Mặc định Cỡ chữ
Tây Hồ và Hoàn Kiếm là hai quận của Thủ đô luôn chủ động triển khai và duy trì tốt các hoạt động, mô hình phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe Nhân dân. Đây cũng là hai địa phương được Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) lựa chọn để triển khai thí điểm ứng dụng phần mềm “VN0khoithuoc” trên điện thoại di động trong năm 2022.
Đoàn viên, thanh niên quận Tây Hồ diễu hành tại các tuyến phố tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ảnh: Phong Châu

Quận Tây Hồ: cuối tháng 5 vừa qua, Quận đoàn Tây Hồ phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Lễ phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022 nhằm tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng tuyến phố đi bộ không khói thuốc lá. 

Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết: thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Quận đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá từ quận xuống phường; phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấy để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức rõ tác hại của thuốc lá và không sử dụng thuốc lá; triển khai các mô hình cơ quan, bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà hàng, khách sạn không khói thuốc, xây dựng tuyến phố đi bộ không khói thuốc lá; gắn phong trào xây dựng Làng văn hoá – sức khoẻ với cộng đồng không khói thuốc; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá…

Bên cạnh đó, triển khai chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022, Đoàn Thanh niên quận Tây Hồ đã thành lập Đội hình “Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá”. Đội hình này có nhiệm vụ chính là đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến tác hại của thuốc lá tới thanh niên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của thanh niên và người dân trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá; thực hiện hỗ trợ người dân tải phần mềm ứng dụng “VN0khoithuoc” trên điện thoại di động để tham gia phản ánh các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, góp phần xây dựng mô hình “Điểm du lịch không khói thuốc” và “Tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn không khói thuốc lá”, cũng như lan tỏa thông điệp “Vì một Việt Nam không khói thuốc, vì quận Tây Hồ không khói thuốc”.

Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, quy định:

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện; địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Hoàn Kiếm là một trong những quận đi đầu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Những năm qua, Quận đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình phòng, chống tác hại của thuốc lá như: “Nơi làm việc không khói thuốc”, “Cơ sở y tế không khói thuốc”, “Trường học không khói thuốc”, “Nhà hàng, khách sạn đảm bảo an toàn thực phẩm và không khói thuốc”, “Điểm du lịch không khói thuốc”.

Bên cạnh đó, quận Hoàn Kiếm còn triển khai thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá như: tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các cơ quan, đơn vị, trường học; lồng ghép tuyên truyền phổ biến rộng rãi về tác hại của thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá tại các buổi truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong cộng đồng dân trên địa bàn Quận; thường xuyên đăng tải các thông tin hoạt động về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên Cổng thông tin điện tử quận Hoàn Kiếm; tổ chức phát tờ rơi, dán đề-can, biển báo về tác hại của thuốc lá tại các phường trên địa bàn Quận; hàng năm tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5) tại các tuyến đường chính của Quận;…

Quận Hoàn Kiếm phấn đấu đến hết năm 2022, có trên 90% nhà hàng, khách sạn và 100% điểm du lịch, di tích, văn hóa lịch sử trên địa bàn thực hiện ký cam kết thực hiện mô hình không khói thuốc và gắn biển cấm hút thuốc lá(1). Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai, duy trì, nhân rộng các mô hình phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đem lại hiệu quả trên thực tế; tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học, phối hợp truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử tại các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn cho học sinh, sinh viên, thanh niên trên địa bàn Quận; tăng cường tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, trong đó tập trung tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các điểm du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt chú trọng xử lý vi phạm qua ứng dụng phần mềm “VN0khoithuoc”./.

----------------------------

(1) Số liệu trên Cổng thông tin điện tử Sở Y tế thành phố Hà Nội, ngày 30/5/2022.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương

Ngày đăng 05/12/2023
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương về kinh doanh thuốc lá.

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 30/11/2023
Tại Quyết đinh số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược), Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 03/11/2023
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030; bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược). 

Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc sử dụng của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng 26/10/2023
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định rõ: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử

Ngày đăng 29/05/2023
Thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.