Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến

Ngày đăng: 23/06/2022   09:16
Mặc định Cỡ chữ
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công khai minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước. Từ đó, sẽ làm giảm thời gian, chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Công chức UBND phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến.

Thời gian qua, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước đã được đẩy mạnh và đạt được một số kết quả bước đầu. Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã có Cổng dịch vụ công để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hơn 97,3% dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp dưới mọi hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/5/2022, tổng số lượt truy cập nhiều nhất là Bộ Y tế (10.688.901 lượt), Bộ Giáo dục và Đào tạo (2.572.059 lượt), Bộ Thông tin và Truyền thông (2.224.681 lượt); truy cập ít nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (783.964 lượt); Tài nguyên và Môi trường (323.307 lượt) và Lao động-Thương binh và Xã hội (249.666 lượt). 

Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến cao nhất là Bộ Ngoại giao (đạt 100%), Bộ Nội vụ (đạt 98,71%); xử lý trực tuyến thấp nhất là: Bộ Khoa học và Công nghệ (đạt 53,98%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đạt 25,68%), Bộ Xây dựng (đạt 13,81%). Còn tại các địa phương, số lượng truy cập nhiều nhất là: Tỉnh Thừa Thiên Huế (5.367.824 lượt), Bắc Giang (4.823.334 lượt); hai địa phương có lượt truy cập ít nhất là tỉnh Tây Ninh (152.930 lượt), Ninh Thuận (142.615 lượt). Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến cao nhất là các tỉnh: Hòa Bình (đạt 71,36%), Ninh Bình (đạt 59,46%); thấp nhất là các tỉnh: Nghệ An (đạt 5,62%), Quảng Bình (đạt 2,64%). 

Thống kê trên cho thấy, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến tại các đơn vị. Đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%. Vì vậy, nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, mục tiêu đặt ra khó có thể đạt được. 

Để thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, cần tập trung vào giải pháp đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc xử lý các hồ sơ thủ tục hành chính. Xây dựng môi trường pháp lý cần được quan tâm, các văn bản luật liên quan tới thanh toán điện tử cho các dịch vụ công trực tuyến cần được minh bạch nhằm bảo đảm môi trường giao dịch tin cậy và an toàn cho thanh toán phí dịch vụ. Đồng thời, khâu bảo mật trong đường truyền, dữ liệu cần được chú ý nhằm bảo vệ người tham gia giao dịch trước các rủi ro tài chính.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Các cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân, doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có những kỹ năng cơ bản, thiết bị kết nối internet, hay động lực sử dụng. 

Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần thực hiện các nội dung như: rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính đủ điều kiện, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, như là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để giảm các giấy tờ, thời gian, người dân chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến... 

Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân để người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho chính phủ điện tử trong quá trình xây dựng chính phủ số./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính

Ngày đăng 28/03/2024
Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 66%;...

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.