Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Khắc phục tính hình thức trong hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân

Ngày đăng: 29/05/2022   10:15
Mặc định Cỡ chữ
Tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV tiến hành xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trước Quốc hội ngày 27/5/2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành việc chuyển quy định về Thanh tra nhân dân (hiện đang được điều chỉnh tại Luật Thanh tra) sang quy định tại dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đề nghị kế thừa cách thức quy định của Luật Thanh tra hiện hành, bảo đảm tính đầy đủ và toàn diện của chế định Thanh tra nhân dân.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (ngày 13/4/2022). Ảnh: Vũ Mạnh

Khắc phục tính hình thức trong hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân 

Phản biện xã hội về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị hai Ban soạn thảo của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh cho phù hợp. 

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân chỉ giới hạn trong phạm vi “kiến nghị” với người có thẩm quyền xử lý theo quy định... So với các phương thức kiểm soát khác như thanh tra nhà nước, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước thì hiệu lực của hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân chỉ dừng ở mức “kiến nghị” và giám sát tiếp việc thực hiện kiến nghị, không có những biện pháp mạnh mẽ buộc đối tượng bị giám sát phải thực thi yêu cầu, kiến nghị của mình. 

Do đó, để khắc phục tính hình thức, chưa bảo đảm thực chất trong hoạt động và nâng cao quyền hạn, giá trị pháp lý của hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, cần phải có quy định cụ thể, hợp lý hơn về việc tiếp thu, xử lý các kiến nghị và xác định rõ trách nhiệm giải trình, chế tài đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi để xảy ra chậm trễ hoặc không tiếp thu, xem xét, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân đúng thời hạn. 

Mục 3, Chương V, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định: 

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu. Ban Thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm.

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.

Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.

Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Nghiên cứu kỹ lưỡng việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước 

Dự thảo Luật quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước cũng là vấn đề cần phải bàn kỹ, do tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức này theo các nguyên tắc của nền hành chính công vụ, chấp hành điều hành, phạm vi, nguyên tắc, hình thức thực hiện dân chủ có sự khác biệt với thực hiện dân chủ trong cộng đồng dân cư. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị.

Việc bảo đảm khách quan, độc lập giữa Ban Thanh tra nhân dân với các đối tượng bị giám sát (độc lập về tổ chức, con người, các điều kiện bảo đảm hoạt động...) là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, thiết kế nội dung này phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước./.

Trí Đức

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng 05/02/2024
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện Luật này trên thực tế sẽ góp phần quan trọng thể chế hóa các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân

Ngày đăng 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.  

Bắc Giang: Biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay về xây dựng chính quyền thân thiện

Ngày đăng 04/01/2024
Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở vừa biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay “Chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn”.

Gắn phát huy dân chủ với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ngày đăng 28/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản liên quan. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 21/11/2023
Văn phòng Chính phủ luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận và thực hiện dân chủ ở cơ sở thành các văn bản, quy định cụ thể để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng Chính phủ thực hiện. Qua đó đã góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.