Hà Nội, Ngày 28/03/2024

Để sắp xếp đơn vị hành chính mang lại hiệu quả cao hơn

Ngày đăng: 24/05/2022   16:26
Mặc định Cỡ chữ
Trong giai đoạn sắp tới, thực hiện chủ trương đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định việc sắp xếp những đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã chưa đạt đủ 70%, tiến tới sắp xếp các ĐVHC chưa đạt đủ 100% cả hai tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Có nhiều vấn đề cần giải quyết để công tác sắp xếp ĐVHC giai đoạn tới đạt hiệu quả cao hơn...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính ở xã Yên Thái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp đơn vị hành chính

Với hiệu quả đã đạt được trong công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, Đại hội XIII của Đảng đã thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, trong đó xác định: Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể ĐVHC các cấp, đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị ở Trung ương theo lộ trình.

Nghị quyết số 37-NQ/TW cũng nêu rõ: Từ năm 2022-2030, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019-2021, xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp với quy hoạch tổng thể ĐVHC.

Dựa trên cơ sở chính trị nêu trên, cùng với kết quả đạt được từ thực tiễn, trong báo cáo gửi UBTVQH, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 năm 2019 của UBTVQH. Trong giai đoạn 2022-2025 sẽ thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt 70% cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số (dự kiến khoảng 45 ĐVHC cấp huyện và 1.208 ĐVHC cấp xã). Ngoài ra, cũng như giai đoạn 2019-2021, giai đoạn này cũng khuyến khích việc sáp nhập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã khác theo nhu cầu của địa phương khi bảo đảm điều kiện thuận lợi và được đa số Nhân dân đồng thuận.

Giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt 100% cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, phù hợp với quy hoạch tổng thể ĐVHC của cả nước (dự kiến có khoảng 147 ĐVHC cấp huyện và 2.313 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp).

Chính phủ cũng đề xuất nguyên tắc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn sắp đến trên nguyên tắc không tiến hành sắp xếp các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 và 2022-2025. ĐVHC thuộc diện phải sắp xếp, nhưng có một trong các yếu tố đặc thù: có vị trí biệt lập với ĐVHC khác; đã hình thành và ổn định từ năm 1945 đến nay; có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh; có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục riêng biệt mà nếu sắp xếp với ĐVHC liền kề sẽ dẫn tới mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, hoặc khó khăn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. ĐVHC nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch định hướng phát triển thành ĐVHC đô thị cùng cấp trong giai đoạn 2022-2025 có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị dự kiến thành lập cũng không thuộc diện phải sắp xếp lại trong giai đoạn tới.

Phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề

Cơ sở hạ tầng ngày càng tốt hơn, phương tiện giao thông ngày một phát triển, việc đi lại ngày càng thuận tiện hơn; các phương thức giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan công quyền cũng thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng chủ yếu sử dụng mạng internet. Đất nước đã ở trong bối cảnh phát triển mới với trình độ rất cao nhưng vẫn giữ cách phân chia ĐVHC như trước đây là hoàn toàn không hợp lý. Sự không hợp lý ấy sẽ trực tiếp trở thành lực cản cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Kết quả sắp xếp lại ĐVHC cấp huyện, cấp xã ở nước ta trong hơn hai năm qua và thực tiễn nhiều nước trên thế giới cho thấy rất rõ: tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp ĐVHC là việc làm đúng đắn và rất cần thiết. Tuy nhiên, khi sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề để công tác sắp xếp ĐVHC đạt hiệu quả cao nhất, trong đó có những nhóm vấn đề đã đề cập. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng hơn.

Tiêu chí về diện tích tự nhiên cũng cần xem xét lại, bởi diện tích được tính toán theo kích thước “đường chim bay”, nhưng đường đi thực tế ở khu vực miền núi không thể tính theo “đường chim bay”. Ví dụ, Thanh Đức và Xín Chải (Vị Xuyên, Hà Giang) là hai xã thuộc diện phải sắp xếp theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 nhưng Hà Giang đề nghị chưa tiến hành sắp xếp do có nhiều khó khăn cho cả người dân và cơ quan quản lý. Quan sát bằng mắt thường cũng dễ thấy, khoảng cách từ hộ dân này đến hộ dân khác, điểm dân cư này đến điểm dân cư khác ở đây nếu tính theo "đường chim bay" chỉ khoảng vài trăm mét, nhưng đường đi thực tế lên tới vài ki-lô-mét, thậm chí hàng chục ki-lô-mét do phải vượt núi, vòng qua suối, khe, vực... “Tôi quê ở Xín Chải, làm Bí thư Đảng ủy xã Xín Chải 10 năm, rồi chuyển sang làm Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức. Cả Xín Chải và Thanh Đức đều không đạt cả hai tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, đường đi thực tế từ thôn cuối của xã Xín Chải tới trung tâm xã là 20km. Nếu nhập hai xã này vào thì người dân đi lại sẽ rất khó khăn”, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức Bồng Văn Ơn nói.

Khi tiến hành sắp xếp ĐVHC giai đoạn tới cũng cần có quy định cụ thể hướng dẫn trường hợp sáp nhập ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị; ĐVHC chưa đạt chuẩn nông thôn mới sáp nhập với ĐVHC đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhiều lần nhấn mạnh tại các phiên họp của UBTVQH và làm việc với đoàn giám sát. Đặc biệt, cần hết sức tránh sáp nhập cơ học, sáp nhập toàn bộ một hoặc một số ĐVHC chưa đạt tiêu chuẩn vào một ĐVHC khác mà thiếu tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng về khoảng cách địa lý cùng với các yếu tố về lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo... Chẳng hạn, thôn cuối xã A không nhất thiết phải cùng các thôn khác nhập vào xã B, nếu khoảng cách từ thôn cuối xã A tới trung tâm xã C gần hơn và không có sự mâu thuẫn về văn hóa, tín ngưỡng...

Nói tóm lại, công tác sắp xếp ĐVHC sắp tới không chỉ cần lưu ý tới việc loại trừ những trường hợp không nên thực hiện sắp xếp, mà cần bổ sung những nguyên tắc cả trong quá trình sắp xếp ĐVHC sao cho thật khoa học.

Thực tế, công tác sắp xếp ĐVHC trong gần 3 năm qua đã phát huy hiệu quả. Những vấn đề nảy sinh đều có thể giải quyết được nếu có sự chuẩn bị chủ động hơn, kỹ lưỡng hơn và có phương án sắp xếp hợp lý hơn. Mong rằng, công tác sắp xếp ĐVHC trong các giai đoạn sắp tới sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, vừa mang lại hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tốt nhất, vừa có bộ máy tinh gọn nhất, đồng thời người dân, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng thành quả tốt nhất từ công tác sắp xếp ĐVHC./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Những nội dung cơ bản trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Ngày đăng 22/03/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên, khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”(1). Vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, quan điểm về sự nghiệp “trồng người” trở thành tư tưởng xuyên suốt, góp phần chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu, dẫn dắt thanh niên trở thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

Ngày đăng 19/03/2024
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức(1). VBHC là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức truyền đạt các thông tin quản lý và ban hành các quyết định quản lý. VBHC cũng là sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nói riêng.

Công chức và vấn đề quản trị bản thân

Ngày đăng 05/03/2024
Cấu trúc quản trị bản thân và điều chỉnh nhận thức, hành vi của công chức trong hoạt động công vụ rất đa dạng. Môi trường công vụ với những hoạt động, quan hệ của công chức tạo nên các yếu tố cấu trúc kiểm soát nhận thức và hành động của họ. Bài viết phân tích các vấn đề tự do và khuôn khổ, quản trị bản thân của công chức hiện nay.

Một số khuyến nghị khi xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng

Ngày đăng 27/02/2024
Chính quyền đô thị là mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với xu hướng của thế giới. Ở Việt Nam, mô hình này đã được triển khai và thí điểm triển khai thực hiện 03 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hải Phòng là thành phố cảng biển quan trọng, trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học thương mại và công nghệ thuộc Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển đô thị của thành phố Hải Phòng đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đồng thời đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng mô hình chính quyền đô thị để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bài viết phân tích đặc trưng đô thị của thành phố Hải Phòng, những thuận lợi và khó khăn của thành phố khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị và một số khuyến nghị về xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Xác định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ

Ngày đăng 27/02/2024
Thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của cơ quan thanh tra được pháp luật quy định để xem xét, kết luận nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong hoạt động thanh tra. Từ thực tiễn của Thanh tra Bộ Nội vụ, bài viết khái quát thực trạng việc thực hiện thẩm quyền và đề xuất một số giải pháp nhằm xác định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước trong trong hoạt động thanh tra.  

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.