Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hóa đơn điện tử - Bước quan trọng thực hiện chuyển đổi số

Ngày đăng: 17/05/2022   16:38
Mặc định Cỡ chữ
Ngành Thuế đã và đang đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử nhằm mục tiêu đến ngày 01/7/2022, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc sẽ áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Đây được coi là bước quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số của ngành.
Việc triển khai hóa đơn điện tử giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân rút ngắn thời gian thanh toán, tiết kiệm chi phí.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020) quy định về hóa đơn, chứng từ, từ ngày 01/7/2022, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc sẽ áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Bộ Tài chính đã phê duyệt việc tổ chức thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 tại địa bàn 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ từ tháng 11/2021; giai đoạn 2 tại địa bàn 57 tỉnh, thành phố còn lại từ tháng 4/2022.

Theo Tổng cục Thuế, với các giải pháp đồng bộ, đến ngày 31/3/2022, toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 1 đã thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử. Qua thời gian sử dụng hóa đơn điện tử, nhiều tổ chức, cá nhân nhận định, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm các bước quy trình phát hành; rút ngắn thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn; tiết kiệm chi phí.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, kế toán Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy (huyện Thường Tín) cho biết: “Việc sử dụng hóa đơn điện tử rất thuận tiện, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể theo dõi được hóa đơn sử dụng trong kỳ một cách dễ dàng”. Còn chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, thực hiện hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy là bước đột phá lớn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người nộp thuế và cơ quan nhà nước.

Giai đoạn 2 thực hiện với 57 tỉnh, thành phố còn lại. Lễ kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc được tổ chức ngày 21/4. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho hay, ngay sau lễ kích hoạt, cơ quan thuế các cấp đã tích cực triển khai theo tiến độ. Nhiều tỉnh, thành phố đã đạt tiến độ trên 50% số đơn vị chuyển sang thực hiện hóa đơn điện tử. Một số tỉnh đạt tiến độ tốt như: Thái Nguyên đạt trên 90%, Bắc Ninh đạt trên 80%, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Long An đều đã đạt trên 70%.

Ông Phi Vân Tuấn nhấn mạnh, Tổng cục Thuế đang tiếp tục bám sát, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử, bảo đảm đến ngày 31/5/2022 hoàn thành 90% và đến ngày 30/6/2022 hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Trên thực tế, bên cạnh việc khẩn trương triển khai của ngành Thuế, các địa phương cũng tích cực vào cuộc. Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chia sẻ, tỉnh xác định việc triển khai hóa đơn điện tử là một trong những giải pháp quan trọng trong chuyển đổi hình thức quản lý thuế theo hướng hiện đại, góp phần tích cực vào kinh tế địa phương. Vì vậy, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai hóa đơn điện tử, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể tới từng sở, ngành theo chức năng, phối hợp chặt chẽ với ngành Thuế. Với hơn 8.000 doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên tự tin hoàn thành sớm việc triển khai hóa đơn điện tử.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt và coi hóa đơn điện tử là nhiệm vụ đột phá quan trọng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Bộ quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra; đồng thời sẽ nghiên cứu, xây dựng các biện pháp, công cụ quản lý, phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử, tiến tới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử để quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế.

Việc triển khai hóa đơn điện tử có thể ví như một mũi tên trúng nhiều đích, mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như góp phần thay đổi phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế, của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại; thúc đẩy xây dựng, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính

Ngày đăng 28/03/2024
Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 66%;...

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.