Hà Nội, Ngày 31/05/2023

Đoàn ĐBQH các tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng: 12/05/2022   08:55
Mặc định Cỡ chữ
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 03 tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh và Quảng Nam đã tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đoàn ĐBQH 03 tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh và Quảng Nam tổ chức góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

* Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về thực hiện dân chủ ở cơ sở và lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, do Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 11/5/2022, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật này quy định về hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhưng thực tế chưa đề cập đến hình thức thực hiện dân chủ là gì? Qua đó đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung quy định cụ thể về các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật lần này chưa thể hiện rõ nội dung “dân thụ hưởng”. Qua đó đề nghị bổ sung những quy định đối với chính quyền cấp xã trong đảm bảo quyền thụ hưởng của người dân; đồng thời cần quy định rõ hơn chế tài xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, không thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện Luật...

* Trước đó, tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tổ chức chiều ngày 09/5 vừa qua, các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết ban hành Luật này nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát huy rộng rãi dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các đại biểu đã tập trung góp ý liên quan đến những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai, trong đó có việc công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm đến với Nhân dân; cần quy định “cứng” hình thức công khai đăng tải lên trang thông tin điện tử cấp xã, tránh cơ sở lựa chọn hình thức công khai có ít người tiếp cận nhất. Mặt khác, cần nghiên cứu, cân nhắc hình thức công khai thông qua mạng xã hội như: Zalo, Viber, Facebook... Một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát kỹ các quy định trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để tránh trùng lặp với các nội dung đã được quy định tại Luật Tiếp cận thông tin, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND.

Cũng tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 10/5/2022, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về một số nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; những nội dung người lao động được giám sát và tham gia ý kiến; hình thức công khai thông tin đến người lao động; trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện dân chủ ở cở sở tại doanh nghiệp; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; trách nhiệm của tổ chức công đoàn và tổ chức thanh tra nhân dân…/.

Nhật Nam

Tin tức cùng chuyên mục

Rà soát văn bản hiện hành, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 29/05/2023
Ngày 29/5/2023, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà ký ban hành Kế hoạch số 2513/KH-BNV triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Nội vụ.

Tăng cường định hướng thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Ngày đăng 17/05/2023
Kết luận số 54-KL/TW ngày 09/5/2023 của Ban Bí thư "về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ" yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường định hướng thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; kịp thời thông tin kết quả xử lý cán bộ vi phạm theo phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.

Tỉnh Thừa Thiên Huế gắn công tác cải cách hành chính với phát huy dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 26/04/2023
Dân chủ ở cơ sở là hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện được quy định trong nhiều văn bản, gần đây nhất là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng việc phát huy dân chủ ở cơ sở gắn với công tác cải cách hành chính, qua đó góp phần từng bước xây dựng nền hành chính liêm chính, phục vụ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xác định trách nhiệm, cơ chế phối hợp triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 06/04/2023
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 06/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (kèm theo Quyết định số 346/QĐ-TTg).

Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên, rất quan trọng nhằm đưa pháp luật vào đời sống

Ngày đăng 23/03/2023
Chiều ngày 23/3/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai và tuyên truyền, phổ biến thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực Nội vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.