Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Big Data thúc đẩy kinh tế số Trung Quốc

Ngày đăng: 11/05/2022   14:51
Mặc định Cỡ chữ
Những năm gần đây, công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội, góp phần quan trọng vào đẩy nhanh quá trình số hóa, xây dựng và phát triển kinh tế số ở Trung Quốc.
Họp báo về Hội chợ triển lãm Big Data quốc tế năm 2022. (Ảnh: bigdata-expo.cn)

Theo ông Tôn Vĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc, sau khi Quy hoạch phát triển kinh tế số giai đoạn 2021-2015 được ban hành, nền kinh tế số ở Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với đóng góp lớn của các ứng dụng liên quan đến dữ liệu lớn.

Cụ thể, hạ tầng kinh tế số được đầu tư và phát triển quy mô lớn, với việc hoàn thành xây dựng mạng lưới cáp quang lớn nhất thế giới. Tính đến hết quý I/2022, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 1,559 triệu trạm phát sóng 5G, thúc đẩy hiệu quả đầu tư vào kinh tế số với quy mô gần 100 tỷ nhân dân tệ.

Các ngành nghề kinh tế số cũng phát triển và tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2021, đầu tư tài sản cố định vào ngành thông tin điện tử tăng 22,3%; ngành phần mềm và dịch vụ thông tin điện tử đạt mức tăng trưởng 17,7% về doanh thu, góp phần hiệu quả vào chuyển đổi số ở Trung Quốc.

Đáng chú ý, các công nghệ số, nhất là dữ liệu lớn, đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho kinh tế sản xuất. Ngành internet công nghiệp phát triển nhanh, với hơn 100 nền tảng internet công nghiệp trọng điểm có tầm ảnh hưởng khu vực. Các công nghệ số đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tiêu dùng, thương mại điện tử, sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê, Trung Quốc đã triển khai 10 cụm trung tâm dữ liệu quốc gia, với năng lực tính toán đạt 13.500 triệu tỷ phép tính/giây, tương đương với 27 triệu máy tính cá nhân. Dự báo trong 5 năm tới, đầu tư vào các trung tâm dữ liệu lớn ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 20%/năm, với tổng mức đầu tư vượt 3.000 tỷ nhân dân tệ.

Cùng với sự gia tăng nhu cầu về nguồn dữ liệu của toàn xã hội, các trung tâm dữ liệu lớn đã trở thành công cụ hỗ trợ chủ yếu cho phát triển kinh tế số, không chỉ thúc đẩy phát triển ngành công nghệ thông tin và viễn thông, mà còn kéo theo cả quá trình chuyển đổi số của toàn xã hội.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm công nghiệp Big Data quốc tế vào cuối tháng 5, với mục tiêu giới thiệu những thành quả mới nhất về dữ liệu lớn, thúc đẩy ngành công nghiệp tiềm năng này phát triển thông qua việc tạo ra các cơ hội giao lưu và hợp tác.

Với chủ đề "Nắm bắt cơ hội số, chia sẻ giá trị số", Hội chợ triển lãm về chủ đề dữ liệu lớn được kỳ vọng tạo ra diễn đàn để các nhà quản lý, giới doanh nghiệp, nghiên cứu và truyền thông thảo luận các chủ đề như an toàn dữ liệu, xây dựng mạng lưới tính toán kiểu mới tích hợp các trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và dữ liệu lớn; đồng thời công bố các thành quả nghiên cứu hàng đầu thế giới về công nghệ dữ liệu lớn./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Châu Á chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài

Ngày đăng 30/01/2024
Các nước châu Á đang tăng tốc trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn được đưa ra, như thu nhập cao, mức thuế hấp dẫn, thủ tục nhập cư đơn giản.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.