Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ điện tử tháng 4/2022

Ngày đăng: 11/05/2022   09:15
Mặc định Cỡ chữ
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ "về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025" (Báo cáo số 65/BC-BTTTT ngày 27/4/2022), tính đến ngày 25/4/2022, tổng số giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong tháng 4/2022 là 48.677.744, tăng hơn 35 lần so với cùng kỳ tháng 4 năm 2021; tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi khai trương đến nay là 401.961.747; trung bình hằng ngày có khoảng 1,97 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Ảnh minh họa: nhandan.vn

Về công tác chỉ đạo, điều hành

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 (Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022), Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tích cực triển khai các Chiến lược quốc gia về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; hướng dẫn bộ, ngành và địa phương kiện toàn bộ phận chuyên trách về công tác truyền thông;

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số;

Ngày 12/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các hệ sinh thái số để làm nền tảng cho phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia;

Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế

Bộ Công an đã xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về các nội dung liên quan tại kỳ họp gần nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ Công an đã có công văn đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử. Bộ Tư pháp đang phối hợp với hội đồng thẩm định để tham gia ý kiến.

Về xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bộ Công an đã vận hành chính thức Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 01/7/2021. Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022, Chính phủ đã chỉ đạo nội dung đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP với 4 nhóm nhiệm vụ quan trọng.

Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục tiến hành làm sạch, đồng bộ dữ liệu, bổ sung thông tin để làm giàu thêm cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH, sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; phối hợp với Bộ Công an thực hiện xác thực thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối và chia sẻ dữ liệu chứng thực từ bản sao điện tử và các dữ liệu dịch vụ công.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc: tính đến ngày 19/4/2022, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung đã có 23.167.621 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 7.156.093 trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định.

Về xây dựng các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Các hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc:

Trục liên thông văn bản quốc gia: số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong tháng 4/2022 là 572.948 văn bản (gửi: 121.737 văn bản, nhận 451.211 văn bản); gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Từ khi khai trương (12/3/2019) đến nay Hệ thống có tổng số hơn 11 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet): trong tháng đã phục vụ 02 phiên họp Chính phủ và xử lý 32 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 8,3 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy). Tính đến nay, Hệ thống đã phục vụ 52 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 1.136 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 412 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy).

Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Hệ thống đã kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu có chức năng báo cáo của 75 bộ, cơ quan, địa phương; đã cung cấp thông tin, dữ liệu của 15 chế độ báo cáo trên Hệ thống; 152/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Quyết định số 293/QĐ-TTg; kết nối 37 chỉ tiêu thông tin dữ liệu trực tuyến; xây dựng kho dữ liệu tổng hợp với trên 300 chỉ tiêu kinh tế - xã hội; 250 bảng hiển thị dữ liệu cho các chỉ tiêu. Tiếp tục phối hợp với các chuyên gia và các bộ, ngành xây dựng và hiển thị 16 nhóm chỉ tiêu phục vụ chỉ đạo điều hành hằng ngày, hằng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; làm việc với các bộ, cơ quan (Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) triển khai kết nối cung cấp các thông tin dữ liệu theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp:

Tính đến ngày 25/4/2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ kiều kiện đưa lên mức độ 4 là 97,3% (chiếm 52,42% tổng số thủ tục hành chính). Từ ngày 17/3/2022 đến ngày 20/4/2022, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có trên 102 nghìn tài khoản đăng ký; trên 6,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 214 nghìn lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích từ cổng; trên 287 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; trên 82 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 228 tỷ đồng. Đến nay đã cung cấp 3.605 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đã có hơn 1,61 triệu tài khoản đăng ký; hơn 109,3 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,81 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 3,4 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 770 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 1.301 tỷ đồng.

Về việc xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân: Trong tháng 4/2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 938 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam; giảm 9,37% so với tháng 3/2022./.

Mạnh Tuyền - Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.