Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Câu chuyện “4 xin”

Ngày đăng: 02/01/2022   08:15
Mặc định Cỡ chữ
Cuối năm 2019, Đề án văn hóa công vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg chỉ rõ một số yêu cầu cần phải chấp hành trong chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
Khi giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức phải thực hiện “4 xin". Ảnh minh họa

Theo đề án, khi giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải luôn tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Để làm được điều đó, cán bộ phải bắt đầu từ việc thực hiện nội dung “4 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn và xin phép.

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng đây thực sự là cú hích rất lớn, tạo sự chuyển biến rõ nét trong rèn luyện tác phong và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân. Ở tất cả các địa phương, cấp ủy, chỉ huy và tổ chức đoàn thể đều quán triệt, cụ thể hóa nội dung này vào xây dựng đạo đức công vụ cho cán bộ. Tùy vào điều kiện thực tế, có nơi thực hiện trước nội dung “2 xin”, có nơi chú trọng “3 xin”, có nơi lại đột phá thẳng vào “1 xin”...  Thực hiện chuyển biến “1 xin” này lại triển khai tiếp nội dung khác. Cứ thế mà tác phong, lề lối, cung cách làm việc của cán bộ chuyển biến rõ nét.

Ví như, câu chuyện “xin chào”. Chỉ đơn giản là lời chào hỏi nhau, thế nhưng ngày trước, nhiều cán bộ chưa thực hiện tốt, thậm chí chưa thật sự quan tâm, chỉ suy nghĩ việc của mình thì trong lòng, trong dạ cố gắng phục vụ Nhân dân, nhưng bên ngoài chưa thể hiện rõ thái độ ấy. Bởi thế mới có chuyện rằng, ngay ở những trụ sở tiếp dân, cán bộ cũng chẳng buồn chào dân, tỏ ra lạnh nhạt, ăn nói thiếu tôn trọng dân. Thực tế đó đã ít nhiều gây bức xúc trong dân, nhận lấy những phản ứng dư luận tiêu cực.

Vẫn biết, người làm công tác tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính bận nhiều việc, một cán bộ phải phục vụ nhiều người dân, nhưng nếu vì bận mà tỏ ra thái độ này kia, thì đó hẳn là việc không hay. Bởi thế, thực hiện “xin chào”, các cấp ủy đã triển khai một đợt chỉnh huấn, giáo dục thái độ cho đội ngũ cán bộ, để thực hiện triệt để các giá trị văn hóa người Việt Nam “lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Thật vui khi đội ngũ cán bộ biết cầu tiến, rèn luyện từ những điều nhỏ nhất như lời nói, hành vi. Ở nhiều nơi, không còn nữa tình trạng quan cách, nhũng nhiễu nhân dân. Thay vào đó, nhờ có nụ cười, thái độ thân thiện, tác phong phục vụ mau lẹ, trách nhiệm... nên quần chúng hoan nghênh, ghi nhận.

Kết quả đáng mừng là vậy, nhưng sắp tới đây, để tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, xây dựng văn hóa công vụ lành mạnh, tốt đẹp, các cấp ủy, tổ chức cần đẩy mạnh đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện. Trước hết, trong đội ngũ cán bộ, phải nhất quán nhận thức, thống nhất ý chí và hành động. Đồng thời, phải thực sự tạo ra các cao trào hành động, mô hình cụ thể trong thực hiện “4 xin”. Trong đó, người đứng đầu vừa nêu gương, thể hiện rõ tinh thần “4 xin” đối với cấp dưới và Nhân dân; đồng thời phải làm tốt việc khen-chê trong tập thể. Kịp thời khen thưởng đối với những cá nhân tích cực, trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc những thành phần cá biệt, nhiễu nhương, hống hách, nhất quyết không để "con sâu bỏ rầu nồi canh"./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Ngày đăng 01/04/2024
Đường đến vinh quang chỉ dành cho những người có chí "vượt nắng, thắng mưa", dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn ai đó mới thấy sóng cả đã ngã tay chèo, né tránh, đùn đẩy thì không bao giờ đi tới đích, nói gì chuyện vươn ra biển lớn. Cuộc sống càng phát triển càng nhiều khó khăn, thử thách. Có xem đó là cơ hội để "lửa thử vàng" thì mới làm nên mùa vàng bội thu. Công cuộc đổi mới đất nước đang cần những con người như thế.