Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Thành phố Hà Nội làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi

Ngày đăng: 13/12/2021   16:11
Mặc định Cỡ chữ
Trong những năm qua, nhằm ứng phó với vấn đề già hóa dân số và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản từng bước nâng cao chất lượng dân số Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2017 về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách quy định về người cao tuổi của Nhà nước trên toàn Thành phố.

Công tác khám sức khoẻ cho người cao tuổi tại Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh: Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội.


 Để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi đạt hiệu quả, Thành phố Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, mô hình này được xác định là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chăm sóc người cao tuổi sống vui - sống khỏe - sống có ích. Do vậy, hàng năm Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các quận, huyện tập trung triển khai khoảng 100 mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. 

Thông qua các mô hình triển khai việc tuyên truyền vận động tư vấn phổ biến kiến thức, khám sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là hỗ trợ việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao, dưỡng sinh cho người cao tuổi. Năm 2020, qua sơ kết đánh giá hoạt động của các mô hình cho thấy, có trên 700 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao, dưỡng sinh, thơ ca… của người cao tuổi ở cộng đồng được hỗ trợ hoạt động. Với mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình này.

Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đó là các hoạt động của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, mô hình này đã thúc đẩy, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cơ sở, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể từ xã tới thôn trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi nói chung gắn với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, các thôn, làng, tổ dân phố đã đảm bảo tính bền vững của mô hình này. Thông qua hoạt động của các mô hình và tăng cường việc thăm khám sức khỏe người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn đã nâng cao được tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trên địa bàn Thành phố. Đây cũng là hoạt động nhận được sự nhiệt tình tham gia hưởng ứng của Hội Người cao tuổi cấp xã và Chi hội Người cao tuổi ở các thôn, làng, tổ dân phố.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm 2030 của Hà Nội là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND. Các hoạt động chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe cho người dân nói riêng được các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp triển khai thực hiện. Hàng năm, các cấp quận, huyện, xã, phường đều có kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động này. Nhiều quận, huyện duy trì hàng năm như: quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… cấp xã, phường tập trung quan tâm đến việc động viên chăm sóc người cao tuổi vào các dịp ngày Người cao tuổi Việt Nam, ngày Quốc tế Người cao tuổi hoặc các dịp lễ tết. 

Bên cạnh đó, hệ thống y tế các quận, huyện hàng năm đều xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, lập hồ sơ quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến cơ sở, trong đó có người cao tuổi và tổ chức triển khai hoàn thành chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Đây là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì vậy, hiện nay người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ đạt 84%.

Tuy nhiên công tác triển khai chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội còn gặp một số khó khăn như: một số cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào những dịp như ngày Người cao tuổi Việt Nam hay Quốc tế Người cao tuổi; kinh phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở còn nhiều khó khăn; hệ thống y tế cơ sở phải tự chủ; số người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp còn ít ...

Do đó, để đảm bảo hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cả vật chất và tinh thần trên địa bàn Thành phố, đòi hỏi các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở và các cơ sở y tế cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động về người cao tuổi của Chính phủ. Thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn với các nội dung như: tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, nhất là những bệnh thường gặp; hướng dẫn các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; khám, chữa bệnh; hướng dẫn các cộng tác viên xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể cho từng người cao tuổi. Đồng thời, ngành y tế cần tiếp tục tăng cường đầu tư nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế nhằm phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng và người dân Thủ đô nói chung./.

HTS

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.