Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 17 thông qua Tuyên bố chung

Ngày đăng: 09/12/2021   13:22
Mặc định Cỡ chữ
Chiều 08/12/2021 (giờ Hà Nội), dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 17 (HACGAM-17) đã thông qua Tuyên bố chung.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo chủ trì Hội nghị

Tại Hội nghị HACGAM-17 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các đại biểu đã nghe Trưởng 4 Nhóm làm việc trình bày về những hoạt động hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong năm 2021 và phương hướng hợp tác trong năm 2022. Hội nghị nhất trí với những kết quả đã đạt được và phương hướng hành động mà Trưởng các Nhóm làm việc đã trình bày; mong muốn 4 Nhóm làm việc tiếp tục duy trì các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả trên 4 trụ cột của HACGAM, đó là tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, phòng ngừa và kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp trên biển, xây dựng năng lực.

Bên cạnh đó, Hội nghị đã thảo luận và thông qua sự gia nhập HACGAM của Cảnh sát biển Pháp; nghe Cảnh sát biển Ấn Độ trình bày về website chung của HACGAM. Hội nghị cũng lắng nghe tham luận của Trung tâm chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á (ReCAPP ISC) và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC). Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết tiếp tục nỗ lực, cống hiến và tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển ở châu Á nhằm thực hiện mục tiêu chung của HACGAM “Vì các vùng biển an ninh, an toàn và môi trường trong sạch”. Hội nghị đánh giá cao Việt Nam nói chung, Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng trong nỗ lực lần đầu tổ chức một Hội nghị HACGAM bằng hình thức trực tuyến.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thiếu tướng Lê Quang Đạo nhấn mạnh, trong những năm gần đây, vai trò của các cơ quan thực thi pháp luật trên biển - “những người giữ biển”, trở nên ngày càng quan trọng trong bối cảnh các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển ngày càng gia tăng cùng các diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 mà các quốc gia thành viên HACGAM đang phải đối mặt, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật trên biển, đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của tất cả các quốc gia có liên quan để giải quyết một cách hiệu quả nhất.

Thiếu tướng Lê Quang Đạo bày tỏ tin tưởng rằng, Tuyên bố chung của Hội nghị HACGAM-17 cùng với sự tổ chức, triển khai hiệu quả, thực chất sẽ là nền tảng chắc chắn để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển ở châu Á, tiếp tục nỗ lực và cống hiến nhằm thực hiện mục tiêu chung của HACGAM là “vì các vùng biển an ninh, an toàn và môi trường trong sạch”.

“Hội nghị của chúng ta tiếp tục là điểm nhấn khẳng định sự chủ động, trách nhiệm, chung tay vượt qua khó khăn, củng cố sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên HACGAM cũng như với các tổ chức, cơ quan quan sát viên trong thời gian tới. Hội nghị HACGAM-17 đã thành công rất tốt đẹp. Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị và hẹn gặp lại các đồng nghiệp ở Hội nghị tiếp theo”, Thiếu tướng Lê Quang Đạo phát biểu./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Rà soát, bổ sung biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản

Ngày đăng 23/04/2024
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (kèm theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ).

Nghiên cứu, bổ sung giải pháp phát triển hệ thống cảng biển để đẩy mạnh kinh tế biển

Ngày đăng 10/04/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 09/4/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng 28/03/2024
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Ngày đăng 23/03/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong bãi Tư Chính: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ quyền, lợi ích của mình

Ngày đăng 29/02/2024
Trước việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.