Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Xây dựng nội dung bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm phù hợp với các đối tượng tham gia bồi dưỡng

Ngày đăng: 06/12/2021   10:01
Mặc định Cỡ chữ
Triển khai thực hiện Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, ngày 03/12/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1234/QĐ-BNV Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025.
Ảnh minh họa

Mục đích của Kế hoạch nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm cho công chức, viên chức đảm nhận vị trí việc làm thực thi nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các bộ, ngành, địa phương; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng nội dung bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm phù hợp với các đối tượng tham gia bồi dưỡng; tăng cường nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị quản lý, sử dụng công chức, viên chức và công chức, viên chức trong thực hiện bồi dưỡng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chất lượng, hiệu quả.

Đối tượng bồi dưỡng bao gồm: công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành); tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các đơn vị trực thuộc bộ, ngành; công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; viên chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Về nội dung bồi dưỡng, tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm đối với công chức, viên chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, những quy định mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định về đào tạo, bồi dưỡng.

- Kỹ năng khảo sát đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức, quản lý các khóa bồi dưỡng; đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;

- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Kế hoạch cũng nêu rõ: năm 2022, tổ chức 01 khóa bồi dưỡng cho công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; viên chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó tổ chức 01 khóa bồi dưỡng cho công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc bộ, ngành; Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Từ năm 2023 - 2025, tổ chức 03 khóa bồi dưỡng cho công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; viên chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức 06 khóa bồi dưỡng cho công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc bộ, ngành; Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức 01 khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng. 

Năm 2025, tổng kết đánh giá và báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2021./.

Ban TCĐT

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tỉnh Long An xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao và năng lực sáng tạo

Ngày đăng 26/03/2024
Long An là tỉnh nằm ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí vừa tiếp giáp, vừa là cửa ngõ nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, địa phương của tỉnh Long An luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và có nhiều giải pháp, chính sách để thu hút, thúc đẩy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở của thành phố Hà Nội

Ngày đăng 08/03/2024
Chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là một trong những nhân tố quyết định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh. Từ phân tích thực trạng, bài viết đưa ra các giải pháp để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Tỉnh Tuyên Quang tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Ngày đăng 28/02/2024
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một nội dung rất quan trọng trong công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Bài viết khái quát những kết quả đạt được và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay

Ngày đăng 19/02/2024
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) là yếu tố quyết định đến việc triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng là một trong các nội dung, chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực khu vực công hiện nay. Tuy nội hàm của “đào tạo” và “bồi dưỡng” không hoàn toàn đồng nhất, nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC là tổng thể các hoạt động được thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống nhằm bổ sung tri thức, kỹ năng, động cơ, thái độ và hành vi, từ đó nâng cao hiệu quả công việc được giao của mỗi CBCCVC cũng như làm tăng lên mức độ đóng góp, cống hiến của họ đối với việc thực hiện mục tiêu của tổ chức, đơn vị.

Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết khắc phục căn bệnh ngại học, lười học về lý luận chính trị

Ngày đăng 17/01/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phải có quyết tâm chính trị cao, không ngừng phấn đấu để khẳng định bản sắc, vị trí trung tâm quốc gia hàng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp cho Đảng và Nhà nước. Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết khắc phục căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học đại khái về lý luận chính trị.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.