Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Bảo vệ môi trường biển

Ngày đăng: 23/11/2021   07:55
Mặc định Cỡ chữ
Hình ảnh những chú hải cẩu, rùa biển bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân khiến cổ, mai, chân bị lưới đánh cá siết chặt đến mức trầy da tróc thịt; hoặc không ít sinh vật biển bị chết, trong bụng đầy những rác thải nhựa, cao-su... không thể tiêu hóa đã trở thành nỗi ám ảnh về môi trường biển hiện nay.
Ảnh minh họa

Ô nhiễm nhựa đã đến mức báo động trên toàn thế giới, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển và đời sống xã hội. Theo Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) có từ 11 đến 12 triệu tấn chất thải nhựa trên toàn thế giới đang bị thải ra đại dương mỗi năm, trong đó nhiều nhất là thải ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi có nhiều vùng đất và quốc gia ven biển. Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa đại dương.

Lượng tiêu thụ nhựa của Việt Nam tăng 16% đến 18% mỗi năm. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tính trung bình, mỗi người Việt Nam sử dụng tới 41 kg nhựa trong năm 2019. Đương nhiên tỷ lệ chất thải nhựa thải ra môi trường nói chung và ra đại dương nói riêng cũng tăng lên. Hằng ngày, một khối lượng lớn nhựa từ sinh hoạt, sản xuất vẫn không được thu gom và được xả thải ra, gây nguy hại đến môi trường trên cạn và dưới biển.

Hiểu biết về các loại rác thải nhựa đại dương, tác hại của nó tới môi trường, sức khỏe và nhất là sinh kế của chính những ngư dân và người nuôi trồng thủy, hải sản là hết sức cần thiết. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang các vật liệu khác dễ phân hủy hơn và quản lý chất thải nhựa hiệu quả hơn đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và WWF Việt Nam đặc biệt quan tâm. Gần đây, nhiều chương trình hành động nhằm kêu gọi cộng đồng, nhất là ngư dân có trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị có nguồn gốc từ nhựa như các loại ngư cụ (lưới, phao các loại) khi loại thải thì thu gom, xử lý, giúp biển sạch hơn... được phát động, thu hút đông đảo mọi người tham gia.

Ý thức và hành động của cộng đồng xã hội, trong đó có đông đảo ngư dân, những người đang hằng ngày sinh sống, làm việc trên biển sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ môi trường biển. Ngành Thủy sản, Tổ chức WWF Việt Nam khẩn thiết kêu gọi ngư dân thực hiện những giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường biển, đại dương. Trước hết, ngư dân nên áp dụng các phương pháp tốt nhất và phù hợp trong hoạt động đánh bắt có trách nhiệm, bao gồm việc tuân thủ các hạn chế về không gian, thời gian và sử dụng chung các khu vực đặt ngư cụ cố định nhằm tránh xung đột về sử dụng khu vực mặt nước giữa ngư cụ và tàu thuyền; loại bỏ các ngư cụ hết tuổi thọ và hư hỏng đúng nơi quy định, phù hợp với quy định của từng công trình, bến cảng.

Cần thông báo đến cơ quan chức năng khi ngư cụ bị mất để có biện pháp thu gom; tích cực tham gia các chương trình “thu gom rác thải nhựa đại dương” trong khu vực vì lợi ích của môi trường biển và ngư trường đánh bắt của chính mình. Ngư dân cần tham gia vào quá trình thử nghiệm cải tiến ngư cụ và chia sẻ kiến thức thực tiễn tham gia đào tạo ngư dân mới vào nghề về cách phòng tránh mất ngư cụ; phối hợp thực hiện các chương trình truy xuất ngư cụ bỏ lại đại dương và góp phần nâng cao nhận thức hành vi này…

Môi trường biển sạch là nền tảng tạo nên nguồn thủy sản an toàn và dồi dào, để phát triển nền kinh tế biển, du lịch biển bền vững, đồng thời là động lực để cải thiện sinh kế và giúp cho đời sống ngư dân ngày càng no ấm./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng 28/03/2024
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Ngày đăng 23/03/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong bãi Tư Chính: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ quyền, lợi ích của mình

Ngày đăng 29/02/2024
Trước việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Công tác quản lý nhà nước đối với huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng

Ngày đăng 05/02/2024
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo việc thực thi chủ quyền hợp pháp của quốc gia, góp phần phát huy khả năng, sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nước. Trong những năm qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực không ngừng, khắc phục những khó khăn, trở ngại để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với  huyện đảo Hoàng Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xuân Trường Sa 2024: Sợi chỉ đỏ thắt chặt tình quân dân

Ngày đăng 26/01/2024
Tối 25/01/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân và các cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Xuân Trường Sa" lần thứ 12, năm 2024.  

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.