Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Đại dịch Covid-19 và bài học thích ứng bình thường mới

Ngày đăng: 23/10/2021   15:21
Mặc định Cỡ chữ
Theo một số chuyên gia, Nghị quyết số 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành tạo ra bước ngoặt trong tư duy, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, những bài học rút ra từ đại dịch còn quan trọng hơn nhiều...
Ảnh minh họa: internet

Tầm quan trọng của vaccine

Chia sẻ về câu chuyện vaccine, PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp về dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, cùng với thông điệp 5K, vacine chính là yếu tố quan trọng cho cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19.

Ông Truyền cho biết, nếu như trước đây, quá trình sản xuất thành công vaccine thường phải mất tới 10 năm, nhưng việc phải triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 một cách “thần tốc” như hiện nay là sự nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học.

Ông nói: “Thế giới đã thay đổi, chúng ta buộc phải tiếp cận với cách nhìn mới. Như tôi được biết thì hiện tại trên thế giới có 10 công nghệ sản xuất vaccine, không còn là công nghệ truyền thống trước đây. Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp các nhà khoa học có nhiều công cụ hữu hiệu hơn để sản xuất vaccine. Điều này đã tạo nên những thành tựu khoa học tuyệt vời như việc phát minh ra vaccine AstraZeneca chỉ trong vòng chín tháng”.

Cũng theo ông Lê Văn Truyền, Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cấp phép vaccine khi đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và chấp nhận một tỷ lệ biến chứng nhỏ. Tuy nhiên, dù sử dụng công nghệ gì thì mỗi loại vaccine có một ưu điểm riêng với mục tiêu có thể bao phủ cho 6 tỷ người trên thế giới, tức là cần tới 12 tỷ liều.

Về việc ban hành Nghị quyết 128, PGS.TS Lê Văn Truyền cũng thấy rằng, các chính sách của Chính phủ đều đi từ bài học thực tiễn và cần điều chỉnh theo tình hình thực tế. Ngoài ra, cùng với việc thích ứng với trạng thái bình thường mới, thì tinh thần cảnh giác với dịch bệnh càng không được chủ quan, lơ là.

“Rất có thể sau SARS-CoV-2 sẽ có SARS-CoV-3, các nhà khoa học cũng đã cảnh báo điều này. Tuy nhiên, những bài học quý rút ra từ quá khứ sẽ giúp ta đối phó tốt hơn trong tương lai.

Tôi rất tâm đắc một câu của Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky đó là "Con người chúng ta đang chiến đấu với nhau chứ không phải là con virus". Tôi nghĩ, từ chiến đấu ở đây phải để trong ngoặc kép, có nghĩa chúng ta phải luôn hợp tác cùng nhau trên phạm vi từng người, từng địa phương, từng ngành, từ trong nước đến quốc tế”, ông Lê Văn Truyền chia sẻ.

Chống dịch với tinh thần tích cực

Khẳng định vaccine là một lối thoát trong dịch bệnh, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Chủ tịch Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho rằng, việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe ở thời điểm hiện nay rất quan trọng.

Ông Doãn Ngọc Hải bày tỏ băn khoăn khi nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt những người ở những vùng sâu vùng xa, không có thói quen khám chữa bệnh thường xuyên dẫn đến dễ bị mắc bệnh nền. Bởi vậy, để cuộc sống có thể trở lại bình thường, cần sự chung tay trong ý thức phòng bệnh, tiêm vaccine và phải bảo vệ những người có nguy cơ mắc dịch bệnh cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh mới, bên cạnh những cảnh báo, thì theo ông, tinh thần chống dịch cũng cần những tư duy mới mẻ và tích cực hơn nữa.

“Covid-19 nguy hiểm thật nhưng con người phải suy nghĩ tích cực hơn, phải nâng cao sức khỏe của mình lên để đối phó với nó. Khi đặt hàng và cho phát hành bài hát nổi tiếng Ghen Covy, Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cũng suy nghĩ cần phải tuyên truyền chống dịch theo cách vui vẻ nhất để cổ vũ và khích lệ cộng đồng”, ông Doãn Ngọc Hải nói.

Nói về việc nâng cao sức khỏe trong tình hình mới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Alpha Books cho rằng, các kiến thức y học và bảo vệ sức khỏe đôi khi đang bị nhiều người quên lãng và không coi trọng trong cuộc sống ngày nay.

Vì vậy, trong năm qua, ông Bình đã sáng lập Medinsights, một dự án xuất bản tri thức y học hiện đại nhằm lan tỏa tri thức về y học cho cộng đồng Việt Nam.

Medinsights bao gồm các sách y học thường thức cho độc giả đại chúng, sách chuyên ngành và giáo trình y khoa cho sinh viên và bác sĩ, cổng thông tin y học và các dữ liệu số. Dự án mong muốn đóng góp tích cực vào nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự phát triển của nền y học nước nhà, dưới các phương thức và hình thức xuất bản mới mẻ, đa dạng.

Đáng chú ý, tại tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia cũng phân tích, làm rõ hơn các thông tin, nội dung cụ thể về chuyển hướng chiến lược của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch và đưa Nghị quyết vào thực thi hiệu quả trong cuộc sống.

Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, Nghị quyết 128 ra đời kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh, tình hình; hướng dẫn cách thức bảo đảm tích ứng an toàn, linh hoạt để phòng, chống dịch hiệu quả và đánh dấu mốc cho việc cả nước chuyển qua giai đoạn bình thường mới.

Ông nói: “Thực tế, chắc chắn vẫn còn xuất hiện các ca nhiễm mới, vẫn có những điểm đỏ, vùng đỏ nên chúng ta tuyệt đối không chủ quan, nhưng cũng không hoảng sợ, lo lắng quá mức. Nghị quyết 128 xây dựng dựa trên ba tiêu chí: số người bị nhiễm/100.000 dân/tuần, số người đã tiêm và khả năng thu dung điều trị... Đó là những tiêu chí cụ thể, hợp lý, có thể áp dụng chung cho toàn quốc và điều cần thiết khi triển khai thực hiện cần phải thống nhất trong cả nước”./.

Theo: baoquocte.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Bộ Nội vụ trả lời đề xuất, kiến nghị của cử tri khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Ngày đăng 22/03/2024
Bộ Nội vụ vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.