Hà Nội, Ngày 29/03/2024

UBND tỉnh Quảng Nam công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Văn thư - Lưu trữ

Ngày đăng: 07/10/2021   15:45
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 06/10/2021, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2829/QĐ-UBND công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Văn thư - Lưu trữ thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, có 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung gồm: phục vụ việc sử dụng tài liệu của độc giả tại Phòng đọc; cấp bản sao và chứng thực tài liệu lưu trữ; cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Quyết định số 2829/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế 03 thủ tục hành chính cấp tỉnh tại Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.

Xem Quyết định số 2829/QĐ-UBND tại đây./.

Quỳnh Anh

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày đăng 04/03/2024
Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 220/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.