Hà Nội, Ngày 17/04/2024

Lợi ích thực sự của tiêm vaccine phòng COVID-19

Ngày đăng: 15/06/2021   14:12
Mặc định Cỡ chữ
Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vaccine được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong.

Vaccine không bảo vệ tuyệt đối

Trước thực tế 53 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, những câu hỏi xung quanh tiêm vaccine COVID-19 lại được đặt ra…

Phân tích về vấn đề này, TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. 

Cụ thể, sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60% - 90% tùy theo loại vaccine.

Chuyên gia nhấn mạnh, vaccine COVID -19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vaccine, người tiêm có thể không mắc COVID-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cụ thể những ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hay ở Điện Biên trước đây, cũng có những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khi đã được tiêm vaccine COVID-19. Kết quả cho thấy, khả năng lây nhiễm thứ cấp từ những người này hầu như không có, tỷ lệ lây truyền virus là rất thấp.

Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Nhưng vẫn là vũ khí hữu hiệu

Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Trong khi đó, nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gần đây cho thấy, tình hình lại rất khả quan đối với những người tiêm vaccine phòng COVID-19. Chỉ sau khi tiêm mũi thứ nhất 1 tháng, 90% số người tiêm đã sinh kháng thể.

Kết quả này chỉ ra vaccine phòng COVID-19 đã có hiệu quả bảo vệ, mặc dù có thể chưa đủ mạnh. Đây là lí do chúng ta phải tiêm mũi 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

Thực hiện 5K+vaccine để phòng, chống dịch COVID-19

Lợi ích thực sự của vaccine phòng COVID-19 là gì?

Đứng trước câu hỏi mà nhiều người đặt ra: ngay cả người đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 mà vẫn bị dương tính với virus SARS-CoV-2 thì lợi ích thực sự của vaccine là gì? Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc khẳng định: “Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện.

Cho đến thời điểm này, vaccine được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong”.

Các trường hợp nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi  vaccine nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng (52/53 trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng).

Tuy nhiên điều này cũng cảnh báo rằng không thể chủ quan sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Thực hiện 5K+vaccine để phòng ngừa COVID-19

Dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

"Hãy cùng nhau thực hiện biện pháp 5K+vaccine để phòng, chống bệnh dịch COVID-19", TS. BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh./.

Theo: baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Ngày đăng 01/04/2024
Đường đến vinh quang chỉ dành cho những người có chí "vượt nắng, thắng mưa", dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn ai đó mới thấy sóng cả đã ngã tay chèo, né tránh, đùn đẩy thì không bao giờ đi tới đích, nói gì chuyện vươn ra biển lớn. Cuộc sống càng phát triển càng nhiều khó khăn, thử thách. Có xem đó là cơ hội để "lửa thử vàng" thì mới làm nên mùa vàng bội thu. Công cuộc đổi mới đất nước đang cần những con người như thế.

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Ngày đăng 27/03/2024
Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.