Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Hà Giang: Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Ngày đăng: 22/04/2021   08:46
Mặc định Cỡ chữ
Năm 2020, tỉnh Hà Giang có khoảng ba triệu văn bản được ban hành trên môi trường mạng, tạo ra nhiều tiện ích trong công tác quản lý, điều hành, đã tiết kiệm cho tỉnh hơn 12 tỷ đồng tiền mua văn phòng phẩm. Đây chỉ là một trong những lợi ích từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý, điều hành của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh.

Đầu năm 2017, tỉnh Hà Giang triển khai lắp đặt hệ thống hội nghị trực tuyến đến tất cả xã, phường, thị trấn. Vào thời điểm đó, Hà Giang là một trong những địa phương đầu tiên cả nước triển khai hệ thống trực tuyến từ tỉnh đến xã. Do đó, khi triển khai tỉnh đã gặp những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, các địa phương trong tỉnh chủ động nguồn kinh phí, hợp tác với các tập đoàn viễn thông lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả. Ðến nay, tỉnh đã có 241 điểm cầu truyền hình trực tuyến, trong đó cấp xã, phường, thị trấn có 193 điểm cầu, 11 điểm cầu cấp huyện, thành phố, một điểm cầu cấp tỉnh, còn lại là các điểm cầu của các ngành chức năng.

Việc sớm hoàn thiện hệ thống truyền hình trực tuyến giúp tỉnh đạt được nhiều mục tiêu: Tiết kiệm ngân sách, chi phí đi lại, ăn nghỉ của cán bộ, rút ngắn thời gian triển khai các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Số lượng cán bộ tham gia hội nghị đông hơn và nhất là đội ngũ cán bộ thôn, bản được trực tiếp dự hội nghị do Trung ương và tỉnh tổ chức cho nên có sự thống nhất cao về nhận thức, quan điểm. Một thí dụ điển hình về lợi ích của hệ thống truyền hình trực tuyến đem lại, đó là khi tỉnh triển khai công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp năm 2020 trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhờ có hệ thống truyền hình trực tuyến, các đại hội điểm từ cấp xã, cấp huyện, ngành được truyền hình trực tuyến đến tất cả các điểm cầu trong tỉnh để các đảng bộ rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức đại hội. Qua đó, tỉnh đã hoàn thành công tác tổ chức đại hội đảng các cấp đúng thời gian và tinh thần chỉ đạo của cấp trên.

Ðồng chí Lưu Ðình Phát, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: "Ðảng bộ tỉnh Hà Giang có 15 đảng bộ trực thuộc, hơn 780 tổ chức cơ sở đảng. Trong đó, có nhiều xã vùng cao cách trung tâm huyện, tỉnh hàng trăm cây số. Do đó, việc tổ chức đại hội điểm theo hình thức trực tuyến giúp cán bộ không phải đi lại vất vả, tiết kiệm chi phí tổ chức, có nhiều cán bộ được theo dõi đại hội. Ðồng thời, tỉnh có điều kiện thực hiện nghiêm túc chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19".

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thời điểm tỉnh đã cho phép phần lớn cán bộ làm việc tại nhà. Dù vậy, hoạt động quản lý, điều hành, xử lý công việc của các cơ quan không bị ngừng trệ. Chỉ cần có máy tính cá nhân nối mạng in-tơ-nét, cán bộ từ tỉnh đến xã giải quyết công việc như ở cơ quan. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lã Ðình Ðiền cho biết: "Năm 2020, tỉnh có khoảng ba triệu văn bản được ban hành trên môi trường mạng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong tỉnh đã đem lại sự tiện ích rất lớn trong công tác quản lý, điều hành như kịp thời, chính xác, tiện lợi và tiết kiệm cho tỉnh hơn 12 tỷ đồng tiền mua tem, phong bì thư".

Việc hoàn thiện hạ tầng viễn thông, CNTT cũng tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền. Tỉnh đã lắp đặt hệ thống loa truyền thanh trên in-tơ-nét, đến nay có 120 đài truyền thanh cơ sở trên in-tơ-nét, với 866 điểm cụm dân cư thôn, bản được lắp đặt hệ thống. Ðơn vị quản trị, vận hành hệ thống truyền thanh cơ sở là cả ba cấp, từ tỉnh đến huyện và xã. Do đó, công tác tuyên truyền tại cơ sở được thực hiện liên thông cả ba cấp tùy thuộc vào khung giờ tuyên truyền. Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) Triệu Văn Khuân cho biết: "Nhờ hạ tầng CNTT phát triển, công tác tuyên truyền của xã có chuyển biến rõ nét, trong đó có hệ thống loa truyền thanh in-tơ-nét hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, trong công tác chỉ đạo, điều hành, đối với những công việc đột xuất cần triển khai ngay, bản thân tôi cũng chỉ đạo qua các nhóm trên mạng xã hội để trao đổi với các trưởng thôn và giữa trưởng thôn với người dân".

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh cũng quan tâm triển khai hệ thống một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Cổng dịch vụ hành chính công của tỉnh Hà Giang hiện nay đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 với khoảng 37,99% các thủ tục hành chính. Tỉnh cũng đã khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh. Khách du lịch chỉ cần thiết bị cầm tay có kết nối in-tơ-nét là có thể nắm bắt tất cả các thông tin về du lịch Hà Giang như: Trải nghiệm kho vi-đê-ô về du lịch và các điểm đến; thụ hưởng các dịch vụ tư vấn thông tin du lịch theo địa lý dựa vào tính năng tự động xác định địa điểm qua định vị; tư vấn lịch trình, chỉ đường, gợi ý các địa điểm khách sạn, nhà hàng, các sự kiện nổi bật.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang Ðỗ Thái Hòa khẳng định: Ðẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh vùng cao thuận lợi hơn rất nhiều trong công tác quản lý, điều hành, triển khai công việc. Ðể một tỉnh nghèo, vùng cao khó khăn có sự chuyển biến trong ứng dụng CNTT thì yếu tố đầu tiên là nhận thức và sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu từ tỉnh, đến các ngành, các cấp./.

Theo: nhandan.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.