Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Người được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp huyện phải có đủ 5 năm công tác trở lên

Ngày đăng: 05/04/2021   15:01
Mặc định Cỡ chữ
Người được cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp huyện phải có đủ 5 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn…) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.

Bạn đọc hỏi: cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sát hạch lên cấp huyện có thời gian công tác đủ 5 năm trở lên, tuy nhiên bằng đại học chưa đủ 5 năm có đủ điều kiện để sát hạch lên công chức cấp huyện hay không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ đã được Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Việc xem xét, tiếp nhận cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP. Theo đó, người được cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp huyện phải có đủ 5 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn…) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển./.

PV

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Ngày đăng 01/04/2024
Đường đến vinh quang chỉ dành cho những người có chí "vượt nắng, thắng mưa", dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn ai đó mới thấy sóng cả đã ngã tay chèo, né tránh, đùn đẩy thì không bao giờ đi tới đích, nói gì chuyện vươn ra biển lớn. Cuộc sống càng phát triển càng nhiều khó khăn, thử thách. Có xem đó là cơ hội để "lửa thử vàng" thì mới làm nên mùa vàng bội thu. Công cuộc đổi mới đất nước đang cần những con người như thế.