Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Công tác lập pháp góp phần hoàn thiện thể chế

Ngày đăng: 17/03/2021   11:18
Mặc định Cỡ chữ
Nhìn lại nhiệm kỳ XIV, có thể khẳng định, công tác lập pháp đã thực sự tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng.

Hoạt động lập pháp của Quốc hội khóa XIV đã góp phần khẳng định được yếu tố hoàn thiện thể chế - một khâu đột phá của quá trình phát triển đất nước.

Đồng thời, hoạt động lập pháp đã góp phần tiếp tục thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 trên 4 định hướng lớn gồm: Hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Xác định hoạt động lập pháp là nhiệm vụ trọng tâm, trong nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào đời sống.

Trong số 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật đã được thông qua, có những đạo luật giữ vị trí, vai trò nền tảng trong hệ thống pháp luật, có những luật hoặc chính sách mới lần đầu tiên được ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; nhiều nghị quyết về cơ chế, chính sách mang tính đột phá, thể hiện tính kịp thời, sự quyết liệt, tạo hành lang pháp lý về đổi mới tổ chức bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại, công ước, điều ước quốc tế quan trọng được phê chuẩn, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với lợi ích của quốc gia.

Thông qua hoạt động lập pháp, đã khẳng định vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền tự do kinh doanh bình đẳng; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền với nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế; cụ thể hóa và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm và phòng, chống tham nhũng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập quốc tế.

Trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội luôn đề cao việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định, hướng dẫn về kỹ thuật lập pháp được ban hành để áp dụng thống nhất, bảo đảm tính nhất quán của văn bản, hạn chế mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Nhiều đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được triển khai trong nhiệm kỳ như: Không ban hành chương trình cả nhiệm kỳ mà tập trung xây dựng chương trình hằng năm; tách bạch quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo; sau mỗi phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có thông báo kết luận về các nội dung lớn, nội dung còn có các ý kiến khác nhau trong từng dự án, dự thảo, làm cơ sở, định hướng để các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoặc có báo cáo giải trình bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Các hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tăng cường, ngày càng đi vào nền nếp; các hình thức thảo luận, lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được tích cực đổi mới, đa dạng, bảo đảm đúng quy trình, có chất lượng, tiết kiệm thời gian./.

Theo: baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.

Tỉnh Nghệ An phát huy vai trò của các tôn giáo trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngày đăng 21/03/2024
Trong những năm qua, Tỉnh ủy Nghệ An luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, giải pháp công tác tôn giáo, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn hoạt động ổn định, thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật và tích cực tham gia các phong trào do chính quyền phát động; tích cực đóng góp các nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được một số kết quả quan trọng.

Sự đa dạng của thực tiễn ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật - một số đề xuất

Ngày đăng 07/03/2024
Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những khái niệm trụ cột của khoa học pháp lý và không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, việc xác định và quản lý văn bản quy phạm pháp luật đã trải qua quá trình phát triển và có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc định rõ hình thức và nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật xuất phát từ các vấn đề thực tiễn của các bộ, ngành… Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét các vấn đề thực tế để ban hành văn bản là điều cần thiết để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và xã hội.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ hiện nay

Ngày đăng 27/02/2024
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được Đảng, Nhà nước ta tiến hành đã thu được những kết quả đáng khích lệ, để phát huy những kết quả đó đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên phải có quyết tâm chính trị cao, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh để phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ Đoàn trên môi trường số

Ngày đăng 01/03/2024
Với sự thay đổi nhanh chóng và sự phát triển không ngừng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, các khái niệm về không gian mạng, môi trường số ngày càng trở nên hiện hữu và tác động trực tiếp, nhiều mặt đến đời sống xã hội, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ Đoàn, đội ngũ cán bộ trẻ, thường xuyên tiếp xúc và tương tác với thanh niên. Từ đó, văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ Đoàn trên môi trường số cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm định hướng và giải quyết.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.