Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Nhiều nước lo ngại tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại

Ngày đăng: 12/03/2021   15:32
Mặc định Cỡ chữ
Đến 6h ngày 12/3/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 119.067.676 ca mắc Covid-19, trong đó 2.640.230 trường hợp đã tử vong, 94.563.882 người đã hồi phục.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển vắc xin, các công ty dược phẩm cũng đang tích cực nghiên cứu các phương pháp điều trị Covid-19. Hai công ty GlaxoSmithKline (GSK) của Anh và Vir Biotechnology của Mỹ thông báo phương pháp điều trị bằng kháng thể do hai công ty phát triển, đã giúp làm giảm số ca tử vong và số bệnh nhân phải nhập viện điều trị do Covid-19.

Theo GSK và Vir Biotechnology, trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng, kháng thể đơn dòng VIR-7831 do hai công ty phát triển có hiệu quả tới 85% trong việc giảm số ca bệnh Covid-19 nhập viện hoặc tử vong so với giả dược. Trên cơ sở thành công của cuộc thử nghiệm được tiến hành với sự tham gia của 583 bệnh nhân, hai công ty sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ và nhiều nước khác.

Hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) cũng thông báo phương pháp kết hợp hai loại kháng thể tổng hợp của hãng giúp giảm tới 87% nguy cơ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân Covid-19. Kết quả được đưa ra sau khi hãng tiến hành thử nghiệm phương pháp điều trị kết hợp loại kháng thể đơn dòng etesevimab với liều lượng 1400mg với một loại kháng thể khác là bamlanivimab có liều lượng 700mg theo 3 giai đoạn.

Châu Âu

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) khẳng định, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 không làm gia tăng hiện tượng tắc nghẽn mạch máu. Động thái này diễn ra sau khi Đan Mạch, Na Uy và Iceland tạm dừng sử dụng vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất, trong khi 5 quốc gia châu Âu khác - trong đó có Italia - cũng “cấm cửa” một số lô vắc xin loại này. Trước đó, EMA đã cấp phép sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Đây là vắc xin ngừa Covid-19 thứ tư được cấp phép sử dụng trong các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Trong bối cảnh Đức ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất kể từ ngày 4-2, Viện Robert Koch - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của nước này - cảnh báo làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 đã bắt đầu ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Ba Lan ghi nhận thêm 21.045 ca mắc Covid-19, mức cao nhất kể từ tháng 11-2020. Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh, nước này sẽ siết chặt các quy định phòng dịch kể từ đầu tuần tới. Về phần mình, Hungary ghi nhận thêm 8.312 ca nhiễm, là mức cao nhất kể từ đầu dịch.

Tại Pháp, chính quyền Paris đang cân nhắc việc siết chặt các quy định phòng dịch trong bối cảnh sự lây lan ở vùng thủ đô và các khu vực lân cận tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Pháp dự kiến sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại đối với du khách đến từ một số nước bên ngoài EU, trong đó không yêu cầu người đi và đến từ Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel, Anh, New Zealand phải có lý do thiết yếu. 

Belarus ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh. Các ca nhiễm này bao gồm những hành khách đến từ Ba Lan, Ukraine, Ai Cập, và cả những ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tại Slovakia, trước sức ép từ dư luận về năng lực phòng dịch của chính phủ, Bộ trưởng Y tế nước này Marek Krajci đã từ chức. Hiện nay, Slovakia đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ số ca tử vong vì Covid-19 trên tổng dân số, chỉ sau Cộng hòa Séc.

Từ tuần tới, Bồ Đào Nha sẽ nới lỏng các quy định phòng dịch - vốn được áp dụng nghiêm ngặt suốt 2 tháng qua kể từ thời điểm quốc gia châu Âu này chứng kiến sự bùng nổ được xem là “tồi tệ nhất thế giới” của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nước này sẽ duy trì kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới với Tây Ban Nha cho tới lễ Phục sinh.

Châu Á

Hàn Quốc đã phê duyệt việc sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca cho những người trên 65 tuổi, đồng thời nỗ lực đẩy mạnh việc triển khai tiêm chủng loại vắc xin này sau khi các nghiên cứu mới ở nước ngoài cho thấy tính hiệu quả.

Tại Đông Nam Á, Campuchia đã ghi nhận ca đầu tiên tử vong do Covid-19, là một nam giới người Campuchia, 50 tuổi và là tài xế riêng của một người Trung Quốc tại tỉnh Preah Sihanouk (cũng là bệnh nhân Covid-19 có liên quan đến “Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20-2” vừa qua).

Trong khi đó, Philippines có thêm 3.749 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, là mức tăng theo ngày cao nhất trong gần 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 607.048 ca.

Châu Mỹ

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới do dịch Covid-19, với 543.539 ca tử vong trong tổng số 29.918.209 ca nhiễm. Tại đây, Alaska trở thành bang đầu tiên cho phép tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho mọi người dân trên 16 tuổi đang sinh sống hoặc làm việc tại bang này. Đến nay, bang này cũng đã tiêm hơn 290.000 liều vắc xin, trong đó có ít nhất 119.000 người đã được tiêm đủ mũi - đồng nghĩa khoảng 25% dân số bang đã được chủng ngừa ít nhất 1 liều vắc xin, đưa bang này trở thành địa phương đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ.

Tại Nam Mỹ, Brazil đã phong tỏa Sao Paulo - bang đông dân nhất của nước này để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.