Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Quyết tâm không nợ đọng văn bản nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021

Ngày đăng: 26/02/2021   14:34
Mặc định Cỡ chữ
Các bộ, cơ quan đều cho biết đang triển khai rất tích cực, quyết tâm hoàn thành 100%, không nợ đọng văn bản của nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc làm việc.

Sáng 26/02/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì làm việc với 8 bộ, cơ quan liên quan về tình hình xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật và có hiệu lực pháp luật trong thời gian tới; tình hình xây dựng, trình ban hành các đề án trong Chương trình công tác quý I/2021 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cuộc làm việc có đại diện các bộ, cơ quan: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Công an; Giáo dục và Đào tạo; Lao động-Thương binh và Xã hội.

Ban hành các văn bản còn nợ đọng trước 20/3/2021

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng, Chính phủ đều có yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung xây dựng, trình các văn bản quy định chi tiết theo đúng tiến độ được phân công, không để phát sinh nợ đọng mới. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 Quyết định, một Chỉ thị, một văn bản để chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, phân công soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết.

Hiện nay, VPCP đang thực hiện rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Tổ trưởng Tổ công tác, về văn bản quy định chi tiết, đến thời điểm 31/12/2020, có 6 văn bản chi tiết nợ đọng. Lý do đến ngày 31/12/2020 còn nợ 6 văn bản bởi là mặc dù các bộ, cơ quan đã rất tích cực nhưng do có các nghị định liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần đánh giá tác động nên Chính phủ phải cân nhắc, xem xét ban hành ở thời điểm thích hợp.

Do tiếp tục phát sinh nợ đọng mới nên đến ngày hết ngày 25/02/2021, còn 17 văn bản chi tiết nợ đọng liên quan đến trách nhiệm của các bộ, cơ quan: Nội vụ (5); Kế hoạch và Đầu tư (4); Tài chính (2); Xây dựng (1); Tài nguyên và Môi trường (2); Công an (1); Giáo dục và Đào tạo (1); Lao động-Thương binh và Xã hội (1).

Với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là hạn chế tối đa nhiệm vụ quá hạn của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các bộ, cơ quan ban hành các văn bản còn nợ trước 20/3/2021. Vì vậy, các bộ, cơ quan cần quyết tâm, khắc phục khó khăn, cố gắng thực hiện nhiệm vụ đúng hạn.

Về chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo Vụ Tổng hợp (VPCP) - đơn vị Thường trực của Tổ công tác, trong quý I/2021, có 89 đề án phải trình, trong đó có 21 đề án giao trong Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Đến ngày 25/2, các bộ, cơ quan đã trình 21/89 đề án, còn 68 đề án chưa trình, trong đó có 57 đề án trong hạn và 11 đề án nợ đọng, chiếm 12,3%. Đây là các đề án nợ đọng của năm 2020 chuyển sang tháng 1/2021, không có đề án nợ đọng giao tại Nghị quyết 01. Đối với 8 bộ dự cuộc họp, có 6 đề án nợ đọng, chiếm 54,5%, thuộc trách nhiệm các bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình công tác tháng 2 và tháng 3/2021, các bộ, cơ quan phải trình 57 đề án. Trong đó, 8 bộ tham dự buổi làm việc có 26 đề án, chiếm 45,6%.

Đánh giá của Thường trực Tổ công tác cho thấy, tiến độ soạn, trình các văn bản quy định chi tiết còn chậm, chưa đáp ứng công tác tổ chức thi hành pháp luật và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, Thường trực Tổ công tác nêu kiến nghị các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của và các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra đối với công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết và đề án trong chương trình công tác.

Quyết tâm hoàn thành, không để nợ đọng văn bản

Tại cuộc họp, đại diện 8 bộ, cơ quan đều cho biết đã triển khai rất tích cực các nhiệm vụ và quyết tâm sẽ ban hành văn bản theo kế hoạch, không để nợ đọng văn bản.

Đại diện Bộ Công an cho biết, theo danh mục, Bộ còn Nghị định quy định xây dựng công an xã chính quy. Bộ Công an đã có các trao đổi với các bộ liên quan, ngày hôm qua đã báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ để sửa đổi một điểm trong Nghị định, với tiến độ này sẽ kịp theo kế hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện còn nợ 4 văn bản, đại diện Bộ cho biết đang triển khai tích cực các nhiệm vụ đề ra, cố gắng đẩy nhanh tiến độ.

Qua các ý kiến về tiến độ tại cuộc họp, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá các bộ, cơ quan đều quyết tâm hoàn thành 100%, không nợ đọng văn bản của nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo các Nghị định chủ động cùng VPCP để đôn đốc các ý kiến của các bộ tham gia cùng cơ quan chủ trì.  VPCP sẽ phối hợp, đôn đốc để lấy ý kiến các đồng chí thành viên Chính phủ.

Nhấn mạnh lại về thời gian còn rất ngắn để hoàn thành và không nợ đọng văn bản, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các vụ của VPCP phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ để đẩy nhanh tiến độ, chậm nhất là ngày 20/3 ban hành các văn bản.

Còn với các đề án, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các bộ, cơ quan căn cứ thời gian để sớm thực hiện. Đây là những nhiệm vụ được giao từ đầu năm và Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh về việc không được rút các nhiệm vụ Chính phủ giao, vì vậy các bộ, cơ quan cần tập trung triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm./.

Theo: baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.