Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Công tác tổ chức xây dựng Đảng qua các năm Sửu

Ngày đăng: 22/02/2021   14:19
Mặc định Cỡ chữ
Nhìn lại một số điểm nhấn trong công tác tổ chức xây dựng Đảng qua các năm Sửu.

Năm 1937 (Đinh Sửu)

Tháng 3 và tháng 9/1937, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về công tác tổ chức của Đảng. Ngày 26/3/1937, BCH Trung ương công bố cuốn sách về “chủ trương tổ chức mới của Đảng” khẳng định: “Hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới bắt buộc Đảng ta phải có con đường chánh trị mới, con đường chánh trị mới lại bắt buộc phải có một đường tổ chức mới”. Từ đó, các tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển, một số hoạt động của Đảng ra công khai, nửa công khai, hợp pháp, tổ chức các cuộc đấu tranh của quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai, mở rộng phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ; cử một số người tham gia ứng cử vào viện dân biểu, hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố. Hội nghị Trung ương toàn thể tháng 9/1937 bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Ban Thường vụ  (BTV) Trung ương.

Năm 1949 (Kỷ Sửu)

Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trong giai đoạn thứ hai, BTV Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu từ ngày 14 đến ngày 18/01/1949 tại Việt Bắc nhằm “kiểm điểm năm qua, nhận định tình hình hiện tại, nhận định nhiệm vụ và bước đường trước mắt để chuẩn bị tổng phản công, giành lấy thắng lợi cuối cùng”. Đảng đề ra nhiệm vụ: tích cực đào tạo và mạnh dạn đề bạt cán bộ; mở các lớp huấn luyện nâng cao trình độ chính trị và lý luận cho đảng viên; đẩy mạnh cuộc vận động gây dựng chi bộ tự động công tác; phát triển Đảng mạnh mẽ trên toàn quốc, nhất là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ; xây dựng Đảng bộ ở Lào và Cam-pu-chia; ra sức gây dựng, phát triển cơ sở Đảng trong vùng địch tạm chiếm, nhất là ở đô thị, ở các vùng dân tộc thiểu số…

Ngày 31/5/1949, BTV Trung ương Đảng ra Chỉ thị xây dựng cơ sở Đảng rộng khắp, nhất là ở những đô thị lớn, những vùng chiến lược và kinh tế quan trọng. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác vùng địch kiểm soát, tổng phản công đều khắp ở cả ba vùng tự do, tạm chiếm và tranh chấp, ngày 20/9/1949 Liên khu ủy khu III triệu tập Hội nghị đảng vụ toàn Khu để kiểm điểm công tác, thảo luận và ra nghị quyết về công tác xây dựng Đảng ở vùng địch kiểm soát. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cụ thể là: Gây dựng cơ sở trong những hội tề; phát triển mạnh tại các thành phố, thị xã, chú trọng các xí nghiệp, đặc biệt là thành phần công nhân; đề cao công tác củng cố, chú trọng đào tạo và duy trì các chi bộ tự động; đơn giản bộ máy, cách làm việc hướng vào công tác thực tế; đào tạo, rèn luyện và chăm sóc đời sống cán bộ; giáo dục ý thức giữ bí mật, đề phòng nội gián.

Năm 1961 (Tân Sửu)

Ở miền Bắc, công tác tổ chức tập trung phục vụ thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, tiến hành các cuộc vận động lớn: Xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở theo yêu cầu “4 tốt” (sản xuất, chiến đấu tốt; chấp hành chính sách tốt; công tác quần chúng tốt và củng cố Đảng tốt) gắn với các cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã (HTX), cải tiến quản lý xí nghiệp, “ba xây, ba chống” (xây: nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý tài chính, cải tiến kỹ thuật; chống: tham ô, lãng phí, quan liêu); chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần tạo nhiều phong trào thi đua yêu nước, yêu CNXH như: thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “tổ đội lao động XHCN”, học tập và thi đua với các điển hình tiên tiến: “sóng Duyên Hải” (trong công nghiệp), “gió Đại Phong” (trong nông nghiệp), “cờ Ba Nhất” (trong quân đội), “trống Bắc Lý” (trong ngành giáo dục)… Quan tâm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng những khó khăn, thiếu sót, khuyết điểm của ta nhằm gây chia rẽ, bè phái để chống Đảng.

Ở miền Nam, sau phong trào Đồng khởi năm 1960, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Trung ương Cục miền Nam được thành lập lại theo Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng ngày 23/01/1961 để trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở miền Nam, từng bước đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Năm 1973 (Quý Sửu)

Ngày 20/02/1973, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 225-NQ/TW “về công tác cán bộ trong giai đoạn mới”. Nghị quyết chỉ rõ, công tác cán bộ phải gắn liền với việc chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức, trên cơ sở xây dựng tổ chức, phát huy sức mạnh của tổ chức mà làm tốt công tác cán bộ. Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công tác, cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn các công việc, chế độ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, từ đó đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ thích hợp.

Các đảng bộ ở các ngành, các cơ quan Trung ương và đảng bộ địa phương tiếp tục mở rộng thi hành Chỉ thị số 192-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Việc làm này không chỉ thi hành kỷ luật đối với đảng viên mà còn xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Quan tâm xây dựng TCCSĐ ở các HTX tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ. Chú trọng rèn luyện, nâng cao chất lượng đảng viên và phát triển đội ngũ của Đảng.

Năm 1985 (Ất Sửu)

Từ ngày 7 đến ngày 10/01/1985, Ban Tổ chức Trung ương mở hội nghị kiểm điểm công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 1984, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 1985. Hội nghị thảo luận và nhất trí phương hướng, biện pháp nhằm tạo bước chuyển mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng, trong đó cần tích cực chuẩn bị với chất lượng cao để tiến hành thắng lợi đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội VI của Đảng trong năm 1986. Quan trọng là chuẩn bị nhân sự cấp ủy và tổng kết công tác xây dựng Đảng. Quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa V), toàn Ngành tập trung rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở các bộ, ngành kinh tế tổng hợp và lưu thông, phân phối (kế hoạch, vật giá, tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư, lương thực, nội thương, ngoại thương...) từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị và cán bộ chủ chốt ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Qua thực hiện nghị quyết, kịp thời phát hiện những cán bộ có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu cơ chế quản lý mới, đưa vào quy hoạch và đề bạt. Củng cố và phát huy vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, bảo đảm thực hiện tốt nghị quyết từ cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ giác ngộ, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên để thích ứng với cơ chế quản lý mới. Giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng về ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao đạo đức cách mạng, chống các biểu hiện tiêu cực trong đời sống. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế phù hợp với yêu cầu tiến hành hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, làm cho tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính sự nghiệp gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng, quy định, bảo đảm phục vụ tốt nhiệm vụ cải tiến quản lý, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh.

Năm 1997 (Đinh Sửu)

Ban Tổ chức Trung ương đã tham mưu BCH Trung ương ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định một hệ thống các quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đề ra các chính sách và giải pháp lớn thực hiện nhiệm vụ công tác cán bộ trong thời kỳ mới. Tham mưu với Bộ Chính trị và cấp ủy các cấp sắp xếp, bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương và địa phương, thực hiện một bước quan trọng chuyển giao thế hệ cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Tiếp tục xây dựng, mở rộng và nâng cao chất lượng các TCCSĐ trong sạch, vững mạnh; giảm số cơ sở đảng yếu kém (năm 2000 đạt 60% TCCSĐ trong sạch, vững mạnh). Chú trọng xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách cán bộ nhằm tạo động lực thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ.

Năm 2009 (Kỷ Sửu)

Đầu tháng 01/2009, Đảng ta mở Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sơ kết công tác nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của BCH Trung ương về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 9 (tháng 02/2009) về công tác tổ chức xây dựng Đảng, toàn Ngành tập trung tạo chuyển biến, tiến bộ mới trong công tác cán bộ; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ; tham mưu với Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 04/8/2009 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng. Tham mưu, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, trọng tâm là chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và nhân sự Đại hội XI.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng các cấp gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, tài năng, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trong nước và nước ngoài… Thực hiện Đề án 165, năm 2009 đã chọn, cử 1.052 học viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài, trong đó có 308 cán bộ được bồi dưỡng ngoại ngữ để đi học cao học, nghiên cứu sinh; 26 đoàn đi nghiên cứu bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài với 424 cán bộ (65 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, 359 cán bộ cấp vụ, sở và tương đương)./.

Theo: xaydungdang.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bộ Chính trị chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ngày đăng 29/03/2024
Chiều 29/3/2024, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày đăng 28/03/2024
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội

Ngày đăng 27/03/2024
Chiều tối 27/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đánh giá cao và biểu dương đóng góp của cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, trong đó có cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội, khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (02/4/1904 - 02/4/2024)

Ngày đăng 07/03/2024
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, Hai Nam, Triệu Vân…), thường được các đồng chí hoạt động cách mạng cùng thời gọi là Anh Cả; sinh ngày 02/4/1904 tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Đồng chí là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Yêu cầu đối tượng thực hiện giải trình làm rõ các vấn đề chưa thực hiện được, đề xuất giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện

Ngày đăng 27/03/2024
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho rằng, khi tiến hành lựa chọn vấn đề yêu cầu thành viên Chính phủ giải trình cần bám sát thực tiễn những vấn đề nóng, bức xúc nổi lên trong đời sống, đồng thời yêu cầu đối tượng thực hiện giải trình báo cáo, làm rõ những vấn đề đã thực hiện được, chưa thực hiện được và đề xuất các giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện đối với những vấn đề được yêu cầu giải trình.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.