Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Con người cần chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa với thiên nhiên

Ngày đăng: 19/02/2021   14:54
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 18/02/2021, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi hành động toàn cầu để ngăn chặn một cuộc chiến “vô nghĩa và tự sát” với thiên nhiên, đi kèm theo những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng gián đoạn khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu trong cuộc họp báo, ngày 18/02/2021.

Phát biểu trong một cuộc họp báo công bố báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc có tựa đề “Hòa bình với thiên nhiên”, ông Guterres khẳng định rõ quan điểm “nếu không có sự giúp đỡ của thiên nhiên, chúng ta sẽ không thể phát triển hay thậm chí là tồn tại”. “Từ rất lâu rồi, chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến tự sát và vô nghĩa đối với thiên nhiên. Điều đó đã kéo theo 3 cuộc khủng hoảng môi trường có mối liên hệ mật thiết với nhau, bao gồm: Gián đoạn khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm – những điều đe dọa tới sự tồn tại của chúng ta… Hạnh phúc của con người nằm ở việc bảo vệ sức khỏe của hành tinh. Đã đến lúc đánh giá và cài đặt lại mối quan hệ giữa chúng ta với thiên nhiên” – người đứng đầu Liên hợp quốc nói.

Tổng thư ký Guterres chỉ ra rằng, con người đang khai thác quá mức và làm suy thoái môi trường cả trên đất liền và trên biển. Bầu khí quyển và đại dương đã bị biến thành bãi rác thải. Trong khi các chính phủ thì lại đang chi trả nhiều tiền để khai thác hơn là bảo vệ thiên nhiên. Theo số liệu thống kê của người đứng đầu Liên hợp quốc đưa ra tại cuộc họp báo ngày 18/02, xét trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia đang chi khoảng từ 4 – 6 nghìn tỷ USD mỗi năm cho các khoản trợ cấp gây tổn hại đến môi trường.

Theo quan điểm của ông Guterres thì các cuộc khủng hoảng về khí hậu, đa dạng sinh học và ô nhiễm có liên hệ với nhau và đòi hỏi hành động khẩn cấp của toàn xã hội – không chỉ từ các chính phủ, mà còn từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, thành phố và mỗi cá nhân.

Dẫn báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, ông Guterres chỉ ra rằng, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng gấp 5 lần trong 5 thập kỷ qua, nhưng đi kèm theo đó là một cái giá phải trả quá đắt đối với môi trường. Sự nóng dần lên của trái đất đang tiến dần tới ngưỡng 3 độ C trong thế kỷ này. Trong khi hậu quả lại xảy ra một cách không cân xứng đối với phụ nữ - lực lượng đại diện cho khoảng 80% số người phải rời bỏ nhà cửa do biến đổi khí hậu. Hơn 1 triệu trong số 8 triệu loài động, thực vật trên hành tinh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các bệnh do ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 6,5 triệu người mỗi năm; nguồn nước bị ô nhiễm trở thành nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 1,8 triệu người khác, chủ yếu là trẻ em. Trong khi đó, số người nghèo và bị đói trên trên thế giới vẫn duy trì ở ngưỡng lần lượt 1,3 tỷ và 700 triệu.

Từ những lập luận trên, người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định, câu trả lời duy nhất là sự phát triển bền vững giúp nâng cao sức khỏe của cả con người và hành tinh. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cũng đã nêu rất nhiều giải pháp giúp con người đạt được mục tiêu này. Ví dụ như việc chính phủ các nước có thể đưa vốn tự nhiên vào thước đo hiệu quả kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Họ có thể đưa ra lập trường không ủng hộ mô hình nông nghiệp phá hủy hoặc làm ô nhiễm thiên nhiên; định giá carbon; chuyển trợ cấp tự nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp carbon thấp và thân thiện với thiên nhiên.

“Điểm mấu chốt là chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá về thiên nhiên. Chúng ta phải phản ánh giá trị thực sự của thiên nhiên trong tất cả các chính sách, kế hoạch và hệ thống kinh tế của chúng ta. Với một nhận thức mới, chúng ta có thể hướng đầu tư vào các chính sách và hoạt động bảo vệ, khôi phục thiên nhiên và phần thưởng chúng ta nhận được sẽ vô cùng quý giá… Đã đến lúc chúng ta học cách coi thiên nhiên như một đồng minh giúp chúng ta đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)” – ông Guterres nói.

Trong khi đó, người đứng đầu Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Inger Andersen lại cảnh báo rằng chúng ta cần nhìn vào đại dịch toàn cầu COVID-19 để biết rằng hệ thống điều chỉnh của thế giới tự nhiên đã bị phá vỡ. Nhân dịp này, ông Andersen cũng dẫn lại nhận định của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, nguyên nhân sâu xa của các đại dịch chính là sự tàn phá đối với thế giới tự nhiên, với những đợt bùng phát tồi tệ hơn sẽ có nguy cơ xảy ra trừ khi chúng ta hành động.

Giáo sư Sir Robert Watson – phụ trách mảng đánh giá khoa học của Liên hợp quốc về khí hậu và đa dạng sinh học, kiêm đồng tác giả của bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, chúng đang phải đối mặt với 3 tình huống khẩn cấp, có liên hệ mật thiết với nhau và cần được giải quyết cùng nhau. Những tình huống khẩn cấp này không chỉ đơn thuần thuộc về lĩnh vực môi trường, mà còn là các vấn đề về kinh tế, phát triển, an ninh, xã hội và đạo đức./.

Theo: dangcongsan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.