Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Không đưa vào danh sách ứng cử người đang bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm

Ngày đăng: 05/02/2021   15:09
Mặc định Cỡ chữ
Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ, đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.

Đây là nội dung về tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được nêu trong Hướng dẫn số 01-HD/TU ngày 03/02/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy hướng dẫn cụ thể về công tác lãnh đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Thành ủy Hà Nội về công tác bầu cử; tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND các cấp; về bố trí vị trí trưởng, phó Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XV, lãnh đạo HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026...

Ban Thường vụ Thành ủy cũng nêu rõ, người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, ngoài bảo đảm các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc, nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây).

Nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu nhân sự ứng cử, Ban Thường vụ Thành ủy hướng dẫn, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp thực hiện theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quy trình, thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo quy định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đối với nhân sự là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, việc giới thiệu ứng cử phải thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp phải được thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW ngày 12/9/2019 của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng".

Đáng chú ý, đảng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời phải được tổ chức đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên đồng ý./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày đăng 20/07/2021
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Cuộc bầu cử) là sự kiện chính trị, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021. Với tỷ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, Ngày bầu cử 23/5/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân; Cuộc bầu cử đã thành công toàn diện về mọi mặt, đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, bình đẳng, an toàn và tiết kiệm; đồng thời đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về ý nghĩa và sự thành công của Cuộc bầu cử.

499 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV

Ngày đăng 20/07/2021
Hội đồng Bầu cử quốc gia cho biết, tất cả các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết xác nhận 499 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV - Tiền đề cho thành công toàn khóa

Ngày đăng 20/07/2021
Sáng 20/7/2021, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có phát phát biểu chỉ đạo quan trọng trong phiên khai mạc.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày đăng 15/07/2021
Sáng nay 15/7/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự Hội nghị.

Hội đồng thẩm định cấp bộ thông qua Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày đăng 13/07/2021
Ngày 10/7/2021, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định cấp bộ Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (Hội đồng).

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.