Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức để "không thể" tham nhũng

Ngày đăng: 04/02/2021   15:06
Mặc định Cỡ chữ
Ðại hội XIII của Ðảng vừa kết thúc thành công, với nhiều quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những dấu ấn nổi bật được Trung ương đánh giá rất cao, đồng thời tiếp tục xác định là một đột phá trong nhiệm kỳ mới, đó là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực. Ðể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã đề ra 10 nhóm giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng PCTN. Trong đó, nhiệm vụ giám sát, kiểm soát quyền lực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, công khai minh bạch trong hoạt động được cho là các giải pháp hiệu quả, góp phần hoàn thiện thể chế để "không thể" tham nhũng.

Trước hết cần nhận diện một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về kiểm soát tài sản, thu nhập, công cụ quan trọng nhất của PCTN và quản lý nhà nước và coi đây là phương diện kiểm soát quyền lực trong PCTN. Lỗ hổng trong kiểm soát tài sản, thu nhập ở nước ta hiện nay đang làm cho công tác này còn hình thức, hiệu quả thấp là chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của mọi chủ thể, thiết chế trong xã hội, mà chỉ tập trung kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn. Trên thực tế, bằng cách này hay cách khác, tài sản bất hợp pháp của người có nghĩa vụ phải kê khai sẽ "chạy" thành sở hữu của những người không có nghĩa vụ kê khai. Hiện nay, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thể hiện ở các phương diện: kê khai, công khai bản kê khai, quản lý bản kê khai, xác minh tính trung thực của bản kê khai, xử lý tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng lên một cách bất thường của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ quyền hạn, cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập...

Thực tế cho thấy, dù đã rất cố gắng trong việc triển khai thực hiện, nhưng việc kiểm soát tài sản, thu nhập từ trước đến nay vẫn rất hình thức và hiệu quả thấp. Sẽ là kém khả thi nếu không có các giải pháp đồng bộ khác về mặt thể chế, chính sách, pháp luật đi kèm để thực hiện, như: xây dựng và ban hành một đề án cấp Nhà nước về cải cách tiền lương cùng với đề án kiểm soát tài sản, thu nhập toàn xã hội, trong đó có tài sản của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng đồng bộ với thiết chế không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch, nhất là các giao dịch có giá trị lớn; đăng ký bất động sản, xử lý tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng lên một cách bất thường bằng cách hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp. Hành vi không giải thích được nguồn gốc của tài sản phải được xử lý bằng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự tại tòa án; các phương thức khác để bảo đảm tính công khai, minh bạch, hợp pháp của tài sản, thu nhập, như: kê khai thuế, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, kiểm tra, tự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, xử lý tài sản bằng con đường tư pháp...

Nói chung, cần xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện các quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước, theo đó có sự kiểm soát chéo giữa các thiết chế trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền liên quan đến trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng. Ðây là công việc khó khăn, phức tạp, liên quan nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, mọi doanh nghiệp, người dân... Nhưng nếu không làm ngay từ bây giờ thì công cuộc phòng ngừa, để "không thể" tham nhũng vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Từ quyết tâm chính trị của Ðại hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng rằng những quyết sách sớm được hiện thực hóa, nhằm xây dựng, chỉnh đốn Ðảng trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới./.

 

TS Nguyễn Ðình Quyền - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Theo: nhandan.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng

Ngày đăng 23/04/2024
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác nhân sự, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước.

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.