Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Thứ trưởng Triệu Văn Cường: 4 vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay

Ngày đăng: 01/02/2021   14:01
Mặc định Cỡ chữ
"Tập trung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm". Đó là 1 trong 4 vấn đề được PGS.TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đặt ra khi chia sẻ với Tạp chí Tổ chức nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay.
PGS.TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ 

4 vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, theo PGS.TS Triệu Văn Cường, có 4 vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay:

Một là, nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước hết phải đổi mới nhận thức, tư duy về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức - đối tượng trực tiếp thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng: học để làm việc tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hai là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đối với cán bộ, công chức. Quy định rõ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức. Có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập nâng cao trình độ phục vụ yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức nữ, người dân tộc thiểu số học tập nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Ba là, tập trung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và làm việc trong môi trường quốc tế.

Bốn là, thực hiện tốt việc sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học thuận lợi, hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên cơ hữu; chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; nâng cao năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đối với các chương trình được phân cấp, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

4 giải pháp, nhiệm vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường đưa ra 4 giải pháp, nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó: 1) Không ngừng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước. 2) Quán triệt và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”. 3) Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện và hỗ trợ cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. 4) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức bồi dưỡng; cán bộ, công chức được lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận. 

Thứ hai, xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học về công tác đào tạo, bồi dưỡng. 

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức. 

Xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức trong việc xác định nhu cầu và cử cán bộ, công chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, nâng cao trình độ và năng lực làm việc. 

Thứ ba, sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

Nghiên cứu sắp xếp hệ thống tổ chức các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô, hình thức đào tạo, bồi dưỡng; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với bộ, ngành, địa phương. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bảo đảm nâng cao chất lượng các điều kiện dạy và học.

Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho đội ngũ công chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương.

Thứ tư, thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau như: đánh giá trong, đánh giá ngoài hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tổ chức thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách công vụ và hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải nâng cao năng lực, đáp ứng được yêu cầu của khung năng lực theo vị trí việc làm. Do đó, cơ quan quản lý cán bộ, công chức và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng từ chương trình, phương pháp tiếp cận, hình thức giảng dạy và tiêu chí đo lường, đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay./.

Trí Đức

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

ĐBQH - PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lịch sử, địa lý, văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Ngày đăng 15/04/2024
Đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập và việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới này là vấn đề hiện đang được dư luận rất quan tâm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đặt tên cần thể hiện được dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử địa lý… của địa phương.

Vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Ngày đăng 05/04/2024
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đột phá chiến lược về thể chế. Bài viết tập trung nghiên cứu các yêu cầu đặt ra trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Công vụ và sự thay đổi hướng tới trả lương theo vị trí việc làm

Ngày đăng 29/03/2024
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình công vụ vị trí việc làm và hướng đến trả lương theo vị trí việc làm. Bài viết phân tích, trao đổi về công vụ và các mô hình công vụ cùng với vấn đề vị trí việc làm để hướng tới trả lương theo vị trí việc làm.

Những nội dung cơ bản trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Ngày đăng 22/03/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên, khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”(1). Vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, quan điểm về sự nghiệp “trồng người” trở thành tư tưởng xuyên suốt, góp phần chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu, dẫn dắt thanh niên trở thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

Ngày đăng 19/03/2024
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức(1). VBHC là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức truyền đạt các thông tin quản lý và ban hành các quyết định quản lý. VBHC cũng là sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nói riêng.