Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 28/12/2020   10:07
Mặc định Cỡ chữ
Vừa qua, tại thành phố Kon Tum, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai; Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống thiên tai; Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Trung - Tây Nguyên; đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông; cùng cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới 10 huyện, thành phố; 102 xã, phường, thị trấn của tỉnh Kon Tum.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Tại Hội nghị, các báo cáo viên thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Quỹ Cộng đồng Phòng, chống thiên tai chia sẻ các nội dung: tổng quan về xây dựng nông thôn mới và định hướng xây dựng nông thôn mới bền vững chủ động Phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2025; kinh nghiệm tham gia xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương trong việc kiện toàn, hướng dẫn, duy trì hoạt động của đội xung kích Phòng, chống thiên tai cấp xã; nâng cấp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và bài học kinh nghiệm; dự thảo sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 3.2 về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ trong xây dựng nông thôn mới; Dự thảo quy định chế độ chính sách cho lực lượng xung kích...

Hội nghị còn dành thời gian để các học viên trao đổi, giải đáp các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong quá trình thực tế triển khai xây dựng đội xung kích phòng, chống thiên tai và nông thôn mới tại một số địa phương./.

Thu Trang

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.