Hà Nội, Ngày 18/04/2024

Kết quả công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Vĩnh Phúc và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Ngày đăng: 04/01/2021   15:57
Mặc định Cỡ chữ
Tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định công tác cải cách hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nội vụ, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, trong những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác cải cách hành chính thông qua việc ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1. Những kết quả nổi bật trong cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Vĩnh Phúc

Về cải cách thể chế, từ năm 2011 đến nay, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 2.792 văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực; thực hiện rà soát 932 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành; kiểm tra 511 văn bản do các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện ban hành. Kết quả kiểm tra cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng quy trình, thể thức, thẩm quyền, nội dung phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các luật chuyên ngành và đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai thực hiện.

Công tác cải cách tổ chức bộ máy được quan tâm thực hiện kịp thời, toàn tỉnh đã giảm được 03 chi cục; 68 phòng chuyên môn thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các chi cục; giảm 145 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 01 xã và 143 thôn, tổ dân phố; từ năm 2015 đến nay giảm 1.714 chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức, đạt 7,6% so với năm 2015.

Xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu quan trọng trong cải cách hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ như: tăng cường kiểm soát, đôn đốc quá trình xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện rút ngắn tối thiểu 20% thời hạn giải quyết của 825 thủ tục hành chính có thời hạn giải quyết trên 10 ngày làm việc; thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính không đúng thời hạn; kiện toàn hệ thống một cửa các cấp và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử. 

Trong 10 năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố 6.576 lượt nội dung các thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ; số thủ tục hành chính hiện nay được công khai trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh là 1.799, trong đó cấp tỉnh có 1.401 thủ tục; cấp huyện có 272 thủ tục; cấp xã có 126 thủ tục. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; đối với cấp huyện và cấp xã được giải quyết tại Bộ phận một cửa. 

Để minh bạch thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quy chế phối hợp, quy định rõ thời gian giải quyết và trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2013, Vĩnh Phúc là một trong số ít tỉnh, thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai Dự án Phần mềm dùng chung cho Bộ phận một cửa và được triển khai đồng bộ đến các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Do có sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị đã tạo thuận lợi cho tổ chức và nhân dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước, qua đó đã góp phần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh và cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Ngoài việc thực hiện các quy định của Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các chính sách đặc thù như: hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng... trong đó, chính sách hỗ trợ thôi việc theo nguyện vọng là một trong những đột phá của tỉnh, nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, góp phần giảm biên chế và bổ sung công chức, viên chức trẻ có năng lực cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Cụ thể, tỉnh Vĩnh phúc đã chọn cử gần 600 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học; thu hút 56 trường hợp đã qua đào tạo ở một số ngành, lĩnh vực về tỉnh công tác; thu hút, hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng 119 sinh viên thi đỗ hệ chính quy các trường đại học chuyên ngành y, dược; thu hút 50 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; cắt giảm 11.473 người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố so với năm 2015; giải quyết thôi việc theo nguyện vọng để hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với 1.327 cán bộ, công chức, viên chức.

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tài chính công, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao; 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Toàn tỉnh có 02 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 46 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 171 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 399 đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách bảo đảm chi thường xuyên; thực hiện phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý và sử dụng tài sản công.

Việc hiện đại hóa hành chính được quan tâm chỉ đạo sâu sát. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Cổng Dịch vụ công tỉnh Vĩnh Phúc đã được xây dựng đáp ứng chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định và đã kết nối vào Trục liên thông quốc gia; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công; 100% sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN), kết nối internet; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được trang bị máy vi tính; 100% văn bản điện tử đăng tải trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh sử dụng chữ ký số chuyên dùng; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; các sở, ban, ngành, địa phương đã thực hiện ký số văn bản đi và phát hành trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành; đã cấp 8.500 hộp thư điện tử cho 100% cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ và công việc liên quan đến công vụ của cơ quan nhà nước... 

Do có sự chỉ đạo, triển khai kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, sự cố gắng và nghiêm túc thực hiện của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong giai đoạn 2011-2020.

Trong đó, từ năm 2015 đã có 9/9 Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%; sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục và y tế đạt trên 80%; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 80%. Những kết quả nêu trên đã góp phần cải thiện về vị trí xếp bậc Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI); nổi bật là Chỉ số đánh giá cải cách cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh nhiều năm đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước: năm 2013 xếp thứ 6/63; năm 2016 xếp thứ 8/63; năm 2018 xếp thứ 14/63; năm 2019 xếp thứ 10/63. Riêng Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2017 xếp thứ 01/63; năm 2018 xếp thứ 13/63; năm 2019 xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong thời gian tới

Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, cụ thể như sau: 

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt công tác kiểm soát, công khai thủ tục hành chính; công khai phí, lệ phí, thời gian và tình trạng giải quyết hồ sơ; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện có hiệu quả các phần mềm giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Hai là, tiếp tục sắp xếp các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương; giải thể những đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với quy định của tỉnh và của các bộ, ngành liên quan. Chuyển đổi mô hình hoạt động đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, giáo dục, y tế.

Ba là, hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý về chất lượng (ISO) trong các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hiệu quả phần mềm dùng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông ở các cấp./.

 

Bùi Thị Thu Hằng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc

tcnn.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.