Hà Nội, Ngày 01/04/2023

Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao năng lực đối với phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số

Ngày đăng: 25/12/2020   03:38
Mặc định Cỡ chữ
Sáng nay 25/12/2020, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Hành động Vì sự Phát triển hòa nhập (IDEA) tổ chức Diễn đàn: “Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao năng lực đối với phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số trong thực thi Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình”.
Quang cảnh Diễn đàn. 

Diễn đàn này nằm trong chuỗi hoạt động của dự án “Thúc đẩy các biện pháp bảo đảm quyền của phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số trong thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình”.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về kết quả và các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, nâng cao năng lực cho phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số trong thực hiện pháp luật liên quan về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, hôn nhân gia đình, trợ giúp pháp lý và các chính sách liên quan tới người khuyết tật… Từ đó, đưa ra các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, tiếp cận thông tin, quyền của người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.  

Phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc Trung tâm IDEA Nguyễn Hồng Oanh chia sẻ: “…Nhiều phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ, bảo vệ trước vấn nạn bạo lực, bị xâm hại. Đặc biệt với những phụ nữ khuyết tật nguy cơ bị xâm hại còn cao hơn do họ thiếu khả năng tự phòng vệ bởi những khiếm khuyết bản thân. Vì vậy, gia đình, nhà trường, cộng đồng, các tổ chức xã hội cần phải đồng hành bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trước các hành vi bạo lực, đặc biệt là các tổ chức của người khuyết tật cần hiểu rõ vai trò của mình trong việc nâng cao nhận thức về pháp luật cho người khuyết tật, gia đình người khuyết tật trong thúc đẩy bình đẳng giới – đó là yếu tố quan trọng để ngăn chặn bạo lực gia đình với phụ nữ khuyết tật và phụ nữ dân tộc thiểu số.”

Sau gần 17 tháng triển khai tại 4 xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội, Dự án đã hình thành được 1 mạng lưới hỗ trợ pháp luật ban đầu với 32 thành viên, trong đó có người khuyết tật; trợ giúp pháp lý cho gần 1.000 người; hơn 50 người dân đã được tư vấn, hỗ trợ pháp lý trực tiếp từ các luật sư; hơn 3.000 người được nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, qua các hoạt động trợ giúp pháp lý, đối thoại giữa chính quyền và người dân, truyền thông nhóm nhỏ, hội thảo, tập huấn… Ngoài ra, Dự án cũng đã phát hành 1.200 cuốn sổ tay tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, hôn nhân và gia đình, trợ giúp pháp lý và luật người khuyết tật; 1.000 cuốn sổ tay hướng dẫn quy trình hỗ trợ pháp luật dành cho những người làm công tác hỗ trợ pháp luật ban đầu./.

TCĐT

Tin tức cùng chuyên mục

Bình đẳng giới trong môi trường số

Ngày đăng 13/03/2023
Khoảng ba tỷ người trên trái đất không có kết nối internet, phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển. Trước thực tế khoảng cách giới trong môi trường số ngày càng lớn, Liên hợp quốc đã chọn chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2023 là "Kỹ thuật số cho tất cả mọi người: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới".

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn mới

Ngày đăng 11/03/2023
Với khung pháp lý tiến bộ, khá toàn diện và phù hợp các yêu cầu quốc tế, cùng với sự nỗ lực vươn lên của các lực lượng phụ nữ, Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực về bình đẳng giới, phụ nữ đã và đang tham gia ngày càng nhiều trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thế giới ưu tiên bảo vệ quyền của phụ nữ

Ngày đăng 07/03/2023
Ngày 06/3/2023, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, theo các dự báo mới nhất, thế giới cần thêm 300 năm để đạt bình đẳng giới hoàn toàn trong bối cảnh tiến bộ về quyền của phụ nữ đang bị thụt lùi.

Quan tâm hơn nữa công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp

Ngày đăng 07/03/2023
Chủ trì, phát biểu tại cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, diễn ra tại trụ sở Chính phủ chiều 07/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Đồng thời yêu cầu Bộ Nội vụ triển khai hiệu quả Đề án Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trẻ và cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ của chính quyền địa phương ở nước ngoài giai đoạn 2023-2025. Dưới đây là bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện ý nghĩa này.

Điểm sáng bình đẳng giới

Ngày đăng 06/03/2023
Với mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ phát triển, năm 2022, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược rõ ràng cùng với quyết tâm mạnh mẽ đã mang lại những bước tiến lớn được thế giới ghi nhận trong công tác bảo đảm quyền của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới.

Tiêu điểm

Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Chiều ngày 30/3/2023, Tại trụ sở Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có các đồng chí: Vũ Đăng Minh, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan Bộ Nội vụ; tập thể công chức - đoàn viên Công đoàn Văn phòng Bộ.