Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh): Tích cực trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày đăng: 17/12/2020   15:31
Mặc định Cỡ chữ
Đông Triều là một trong những đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (được công nhận năm 2015). Hiện nay, thị xã Đông Triều tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được đẩy mạnh triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với mục tiêu “xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thôn mẫu, vườn mẫu là việc của gia đình mình và tập trung làm từ trong nhà ra ngoài ngõ”.

Mới đây, 4 xã (Tân Việt, Bình Khê, An Sinh và Yên Đức) trên địa bàn thị xã Đông Triều đã chính thức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Tràng Lương, Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây), như vậy, đến thời điểm này, thị xã Đông Triều có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trong đó, năm 2019, xã Việt Dân là địa phương đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Việc chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được thị xã Đông Triều thống nhất cách làm từ trong nhà ra ngoài ngõ, làm từ dưới lên trên; bắt đầu từ xây dựng hộ, vườn, thôn kiểu mẫu rồi đến xã nông thôn mới kiểu mẫu; lấy thôn, từng hộ gia đình làm trọng tâm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu.

Một trong những bài học kinh nghiệm của thị xã Đông Triều chính là đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để cấp xã cũng như người dân - chủ thể chính của Chương trình hiểu rõ mục đích, mục tiêu của nông thôn mới với chủ trương “Tuyên truyền rộng, vận động sâu. Cán bộ đi đầu, nhân dân hưởng ứng”.

Thành công trong xây dựng nông thôn mới của thị xã Đông Triều là nhờ có sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị với nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ. Trước tiên là sự nêu gương, cầm tay chỉ việc của cán bộ, đảng viên từ thị xã đến cơ sở. Không chỉ cầm tay chỉ việc, các đồng chí lãnh đạo còn trực tiếp đi sâu, đi sát tận cơ sở để vận động người dân. Các hình thức tuyên truyền, vận động đến từng người dân và từng thôn xóm, hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi đã dần dần làm chuyển biến nhận thức của người dân.

Người dân thôn Phúc Thị, xã Việt Dân (thị xã Đông Triều) tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Bà Phạm Thị Khuyên, người dân ở Thôn Đông Sơn, xã Bình Khê phấn khởi cho biết: Thời gian đầu, chúng tôi cũng chưa hiểu lắm về xây dựng nông thôn mới, không hiểu mình sẽ phải làm gì, được hưởng những gì. Sau đó được các đồng chí cán bộ huyện, xã, thôn tuyên truyền, giải thích và trực tiếp nêu gương nên bà con chúng tôi ai cũng đồng tình ủng hộ hiến đất, góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn và tích cực phát triển sản xuất.

Chia sẻ với phóng viên, đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch HĐND thị xã Đông Triều khẳng định, xây dựng nông thôn mới chính là sự chung sức, đồng lòng của cả cộng đồng. Có được kết quả phấn khởi trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới như hiện nay chính là do Đông Triều đã khơi dậy được sức dân. Và hình thành nên sự chung sức đồng lòng ấy thì vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở rất quan trọng, nhất là các đồng chí là Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng thôn ở các địa phương.

Xuất phát từ phương châm nhận thức đúng, hành động đúng, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở nên trong những năm qua, các đoàn thể, đơn vị, xã, thôn của Đông Triều đều phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm, đứng ra đảm nhận hàng chục mô hình dân vận khéo tiêu biểu như: Xây dựng khu dân cư "sáng, đẹp, an toàn" của Mặt trận Tổ quốc; mô hình Thu gom rác thải của Hội Liên hiệp phụ nữ; mô hình “thắp sáng đường quê” của Hội Cựu chiến binh; phong trào thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" của Hội Nông dân và xây dựng hàng trăm hầm bioga xử lý chất thải chăn nuôi, bể chứa rác thải ngoài đồng ruộng của Đoàn Thanh niên; xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới của thôn Mễ Xá II (phường Hưng Đạo); thôn Trạo Hà (phường Đức Chính); thôn Đoàn Xá II (phường Hồng Phong)”.

Thời gian tới, thị xã Đông Triều sẽ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với phương châm “huy động sức dân để lo cho dân”. Với sự quyết tâm, đồng thuận, chung sức xây dựng quê hương của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, chắc chắn nhiều vùng nông thôn ở Đông Triều sẽ trở thành miền quê đáng sống, trở thành điểm đến thân thiện đối với người dân và du khách./.

Thu Trang

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.