Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Năm 2021 sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng: 10/12/2020   17:33
Mặc định Cỡ chữ
Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng một phần mềm ứng dụng nhằm tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Dự kiến phần mềm này sẽ được triển khai thí điểm vào năm 2021.

Đây là phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động cho phép người dân chụp và gửi hình ảnh vi phạm các quy định phòng, chống tác hại của thuốc lá tới cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Các hành vi vi phạm được áp dụng qua phần mềm, như: hút thuốc lá tại địa điểm cấm; không treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc tại các địa điểm cấm hút thuốc. Tại các nơi dành riêng cho người hút thuốc, người dân cũng có thể phản ánh về việc không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy...

Dự kiến, việc ứng dụng phầm mềm này sẽ được thí điểm triển khai tại 2 quận nội thành của thành phố Hà Nội là: Hoàn Kiếm và Tây Hồ.

 Ứng dụng này sẽ là một giải pháp mang tính sáng tạo để huy động sự tham gia giám sát của cộng đồng với việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, qua đó thúc đẩy hành động kịp thời của các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như tính hiệu quả của chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Phần mềm tin học hóa các quy trình bao gồm: Quy trình phản ánh vi phạm; Quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh vi phạm; Quy trình tổng hợp, báo cáo công tác quản lý trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá. Phần mềm này được sử dụng bởi các bên liên quan hoạt động trên smart-phone: Quản trị cấp cao là Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá có quyền chỉnh sửa tất cả các nội dung của ứng dụng, tiếp cận tới tất cả các thông tin. Quản trị cấp trung là Phòng Y tế các quận/huyện; phường/xã có quyền tiếp cận đến bảng thông tin, điều phối các tình nguyện viên; Các tình nguyện viên tiếp cận đến các thông tin phản ánh hiện trường, báo cáo, thông tin về quá trình ứng phó và đóng ca sau khi đã bắt gặp xử lý xong; Công dân tiếp cận đến ứng dụng dành cho công dân, các dịch vụ đi kèm của ứng dụng (như thông tin về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá…) và báo cáo phản ánh hiện trường khi bắt gặp vi phạm.
  
Quy trình của phần mềm gồm:

Bước 1: Nhận tin báo cáo. Báo cáo của công dân gửi đến sẽ được thông báo cho cán bộ chương trình ở Phòng y tế quận/huyện; Dựa trên địa điểm của báo cáo (do phần mềm tự nhận diện), cán bộ chương trình quận/huyện sẽ mở ca cho tình nguyện viên ứng phó của địa bàn đó.

Bước 2: Xác minh thông tin người gửi. Trong vòng 1 ngày (hoặc theo quy định) sau khi nhận được thông tin báo cáo của công dân, tình nguyện viên ứng phó phải xác minh thông tin...

Bước 3: Tái kiểm tra: Hệ thống sẽ tự động hiển thị trên danh sách ca của mỗi tình nguyện viên ứng phó để nhắc nhở quay lại địa điểm đã có vi phạm sau 2 tuần (hoặc theo quy định).

Bước 4: Lưu trữ các bằng chứng. Ngoài các thông tin người gửi, báo cáo gửi đến sẽ được gửi và lưu trữ sử dụng công nghệ đám mây, các tình nguyện viên lưu trữ lại các phiếu nhắc nhở bằng bản cứng; Các bản nhắc nhở này được sắp xếp theo số ca do hệ thống tự động tạo ra và được giữ tại Công an phường…
 
Hiện phần mềm ứng dụng này đang được bảo vệ đề cương tại Bộ Y tế./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương

Ngày đăng 05/12/2023
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương về kinh doanh thuốc lá.

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 30/11/2023
Tại Quyết đinh số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược), Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 03/11/2023
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030; bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược). 

Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc sử dụng của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng 26/10/2023
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định rõ: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử

Ngày đăng 29/05/2023
Thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.