Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Thành phố Tân An (tỉnh Long An) phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao trong nhiệm kỳ 2020-2025

Ngày đăng: 30/11/2020   15:23
Mặc định Cỡ chữ
Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện, 5/5 xã của thành phố Tân An, tỉnh Long An đã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Theo kế hoạch, thành phố Tân An phấn đấu hoàn thành NTM nâng cao trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Thành phố Tân An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thành phố có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 xã và 9 phường. Sau 9 năm xây dựng NTM, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, chương trình đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân nâng lên rõ nét.

Đường được nhựa hóa, bêtông hóa tại các xã nông thôn mới, thuận tiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Theo: báo Long An

Những kết quả nổi bật

Tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM của thành phố Tân An từ năm 2011-2019 là gần 339 tỉ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước gần 259 tỉ đồng, vốn tín dụng hơn 20 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp gần 42 tỉ đồng và vốn người dân đóng góp trên 18 tỉ đồng.

Đến nay, 100% đường trục xã được nhựa hóa, bêtông hóa; 100% đường trục ấp được cứng hóa; 100% đường ngõ xóm trải bê tông xi măng, trải đá 0x4; cứng hóa 100% số km đường trục chính nội đồng theo phương châm “nâng cấp bờ kênh kết hợp với làm đường giao thông nông thôn”; 100% hộ dân sử dụng điện an toàn. 12/12 trường học các cấp trên địa bàn 5 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 5/5 xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của toàn thành phố đạt 69,4 triệu đồng, trong đó, khu vực nông thôn đạt 58,46 triệu đồng. Năm 2019, hộ nghèo của toàn thành phố giảm còn 0,7%, trong đó khu vực nông thôn giảm còn 1,2%.

Tiếp tục hoàn thành các mục tiêu mới

Phó Chủ tịch UBND thành phố Tân An Võ Hồng Thảo cho biết, được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019 là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới, là sự ghi nhận nỗ lực của địa phương trong thực hiện xây dựng NTM. Tân An xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ toàn diện, lâu dài, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt, thời gian tới, thành phố tiếp tục tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng NTM bền vững, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh. Đồng thời, có kế hoạch, lộ trình chi tiết và giải pháp thật cụ thể để các xã nâng chất các tiêu chí NTM, phấn đấu hoàn thành NTM nâng cao trong nhiệm kỳ 2020-2025 (trong đó có 1 xã đạt NTM kiểu mẫu)./.

Tâm Anh

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.