Hà Nội, Ngày 18/04/2024

Đắk Nông: Kết quả từ những quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Ngày đăng: 26/11/2020   15:54
Mặc định Cỡ chữ
Tại buổi làm việc với tỉnh Đắk Nông ngày 27/11/2020, Đoàn kiểm tra, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2020 do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường làm Trưởng Đoàn đã đánh giá cao kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2016-2020.

Các thành viên Đoàn kiểm tra, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Đắk Nông ngày 27/10/2020. Ảnh: moha.gov.vn

Một số kết quả đáng ghi nhận

Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc một cách quyết liệt, tích cực; nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao. Trong đó, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về xây dựng nông thôn mới; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình và đưa mục tiêu về xây dựng nông thôn mới vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành đầy đủ khung văn bản pháp lý để tổ chức thực hiện Chương trình. Bộ máy chỉ đạo và cơ quan tham mưu giúp việc được thành lập đồng bộ, thống nhất tỉnh xuống cơ sở.

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đắk Nông đã huy động và lồng ghép các nguồn vốn đạt gần 74 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn tín dụng, thương mại, vốn huy động nhân dân và lồng ghép từ các chương trình khác; nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Các cấp, các ngành và địa phương đã quan tâm hơn đến phát triển sản xuất và ngày càng có nhiều mô hình phát triển sản xuất, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập mới và đi vào hoạt động có hiệu quả, từng bước giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đã đạt 48,11 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 10,52%.

Hệ thống điện - đường - trường - trạm được phát triển đồng bộ; các cơ sở giáo dục đã chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu dạy và học.

Nhiều mô hình thu gom, xử lý rác thải đã được các địa phương quan tâm thực hiện, tiêu biểu như: mô hình đoạn đường xanh - sạch - đẹp, không rác thải của Chi Hội phụ nữ thôn Quảng Chánh, xã Nghĩa Thắng; mô hình Tổ vệ sinh môi trường xã Nam Dong, huyện Cư Jút... Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng được người dân quan tâm, các tuyến đường trồng hoa, cây xanh xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ ở các thôn, bon, buôn, góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng của từng vùng miền.

Đáng chú ý, thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động, tham gia đóng góp vật chất, ngày công, hiến đất đai, hoa màu... để thực hiện xây dựng nông thôn mới. 

Kết quả đạt được theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của các xã ngày càng tăng; đến nay đã có 22/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 36,7%; bình quân mỗi xã đạt gần 15 tiêu chí, tăng 5,5 tiêu chí so với năm 2015.

Một góc thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mơi đến hết năm 2020 và các năm tiếp theo

Tỉnh Đắk Nông đang dồn sức phấn đấu đến hết năm 2020 có thêm 6 đến 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; xây dựng 05 khu dân cư nông thôn kiểu mẫu (Khu dân cư thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa; Khu dân cư thôn 7, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút; Khu dân cư thôn: Mỹ Yên và Xuân Trang, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil; Khu dân cư thôn: Nam Nghĩa và Nam Hiệp, xã Nam Đà, Huyện Krông Nô; Khu dân cư thôn 6, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp).

Đề nghị Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Gia Nghĩa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tập trung tổ chức xây dựng các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương; đồng thời tiếp tục triển khai mạnh mẽ Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng nông thôn nhằm từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí và đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn; duy trì và nâng cao kết quả về giáo dục và đào tạo; phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn; tích cực vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Rà soát các đối tượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ, lập danh sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu để đạt chuẩn về trình độ. Tiếp tục nâng cao, cải thiện chất lượng các dịch vụ hành chính công ở cơ sở, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, giao dịch.

Tổ chức triển khai thực hiện mạnh mẽ các bộ tiêu chí: Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và Bộ tiêu chí vườn mẫu - rẫy mẫu trong xây dựng nông thôn mới. 

Nghiên cứu ban hành các chính sách để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại các địa phương trong tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai xây dựng nông thôn mới; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò giám sát và phàn biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, sự giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới./.

Mạnh Quân

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.