Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hà Nội: Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở - giải pháp cải thiện Chỉ số PAPI

Ngày đăng: 26/11/2020   15:09
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 25/11/2020, Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề “Giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)”. Các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều giải pháp thiết thực, trong đó đề cao sự quyết tâm, công tác phối hợp và thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở để cải thiện Chỉ số PAPI của thành phố thời gian tới…

Chưa đáp ứng yêu cầu

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, Chỉ số PAPI là công cụ giúp theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, chỉ số này của thành phố hiện đang ở mức thấp, đặt ra đòi hỏi cần tập trung các giải pháp đồng bộ để cải thiện. “Đó cũng chính là cải thiện sự đánh giá của người dân đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố”, bà Vũ Thu Hà nói.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, phân tích về các chỉ số nội dung của PAPI, đặc biệt là 8 chỉ số nội dung được đo lường năm 2019 (gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử), bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nêu rõ, năm 2019, Hà Nội có tổng điểm là 41,54 (thang điểm 80), nằm trong nhóm 4, gồm 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điểm thấp nhất cả nước.

Bà Đỗ Thanh Huyền đánh giá cao việc thành phố Hà Nội đã quan tâm tới công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI bằng những cách làm thiết thực thời gian qua để khơi dậy cho tất cả các địa phương, đơn vị trên địa bàn có sự nhìn nhận nghiêm túc, đúng đắn đối với sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố.

Trong khi đó, Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành cho biết, sau hơn 20 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc thực hiện Quy chế đã đem lại nhiều kết quả và ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, kết quả Chỉ số PAPI vài năm gần đây của thành phố cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng trong công tác điều hành và hoạt động của các ngành, các cấp chính quyền ở những nội dung: Công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát, trách nhiệm thực thi của các cấp chính quyền, công tác phối hợp giữa chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội…

Cần thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở

Tại Hội nghị, các chuyên gia và đại diện chính quyền địa phương trên địa bàn thành phố đã chia sẻ một số giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI.

Đáng chú ý, Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành nhấn mạnh tới trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI.

“Đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn sớm có kế hoạch, chương trình công tác để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII. Cùng với đó là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, ông Trịnh Huy Thành nhấn mạnh.

Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Nội vụ thông tin, vừa qua, đoàn kiểm tra của thành phố đã làm việc với hơn 30 đơn vị, qua đó chỉ ra rất nhiều tồn tại. Sở Nội vụ đề nghị các đơn vị rà soát và có kế hoạch triển khai các công việc cụ thể. Sở cùng đoàn kiểm tra cải cách hành chính và đoàn kiểm tra công vụ của thành phố sẽ tiếp tục kiểm tra đột xuất tới tận xã, phường, thị trấn về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị Phòng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ) tiếp tục lấy ý kiến các đơn vị, địa phương về các nội dung cần quan tâm và những vướng mắc, kiến nghị sâu hơn về PAPI, nhằm tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố triển khai những hội nghị giải đáp vướng mắc hoặc triển khai nội dung công việc cho sát với nhu cầu của các đơn vị. Chậm nhất ngày 10/12/2020, Phòng Cải cách hành chính tổng hợp đầy đủ nội dung cần quan tâm để đưa vào Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ số PAPI năm 2021 của thành phố Hà Nội./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính

Ngày đăng 28/03/2024
Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 66%;...

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.