Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại Đắk Lắk

Ngày đăng: 25/11/2020   16:26
Mặc định Cỡ chữ
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ thể hiện quan điểm, phát huy trình độ, năng lực, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu, đề xuất các cấp ủy đảng, chính quyền ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số... Đây là cơ sở để từng cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bình đẳng giới cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk giám sát việc thực hiện chính sách đặc thù đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Krông Bông. Ảnh: báo Đắk Lắk

Tại Huyện Cư M’gar hiện có 2.523 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), chiếm 63,3% tổng số CNVCLĐ huyện quản lý. Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Cư M’gar Nguyễn Thị Vọng cho biết, Liên đoàn Lao động huyện và cơ sở đã tham mưu cho cấp ủy đảng cùng cấp trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nữ; tạo nguồn, chọn cử nữ cán bộ công đoàn tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND các cấp, giữ chức vụ lãnh đạo ở các phòng, ban, ngành, đoàn thể trong huyện ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành công đoàn các cấp chiếm 72,16%, trong đó tỷ lệ nữ giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch chiếm 61,51%. Từ năm 2010 đến nay, công đoàn các cấp trong huyện đã giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp 355 đoàn viên là nữ.

Thực hiện vai trò giám sát, tham mưu thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, Hội LHPN thành phố Buôn Ma Thuột đã chủ trì và phối hợp tổ chức các cuộc giám sát về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Bình đẳng giới... Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố cũng thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại giữa Thường trực Thành ủy, UBND thành phố với cán bộ, hội viên; đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nữ bảo đảm tỷ lệ hợp lý; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý Hội LHPN thành phố bảo đảm dân chủ, đúng quy trình quy định...

Đáng chú ý, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp cơ sở đạt 25,4% (tăng 3,4% so với nhiệm kỳ trước), cấp huyện 16,4% (tăng 3,2% so với nhiệm kỳ trước). Cán bộ nữ lãnh đạo cấp sở và tương đương chiếm 27,7%, cấp phòng và tương đương chiếm 31,36%.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt khẳng định, công tác bình đẳng giới đối với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội bình đẳng tham gia vị trí lãnh đạo, giữ các chức danh chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trẻ hóa, dày dạn kinh nghiệm và trưởng thành hơn./.

Thu Trà

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì bình đẳng giới

Ngày đăng 12/03/2024
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và các đối tác vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, không bỏ ai lại phía sau.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hoà bình, an ninh

Ngày đăng 26/01/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 25/01/2024 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030 (Chương trình).  

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Ngày đăng 15/12/2023
Chiều 14/12/2023, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo.

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý đối với nữ cán bộ dân tộc thiểu số

Ngày đăng 07/12/2023
Ngày 07/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”, nhằm khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý cũng như các rào cản giới.

Khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Ngày đăng 06/12/2023
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các thách thức toàn cầu chưa từng có, việc thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó có thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là trọng tâm ưu tiên. Để thực hiện những yêu cầu này, việc chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc là yếu tố rất quan trọng.