Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về đề nghị cho biết vấn đề Biển Đông được thảo luận như thế nào tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15

Ngày đăng: 20/11/2020   15:14
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 19/11/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết vấn đề Biển Đông được thảo luận như thế nào tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng 

Tại các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Cấp cao Đông Á lần thứ 15, đại diện nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và khẳng định sự cần thiết duy trì hòa bình bền vững, ổn định lâu dài trên vùng biển quan trọng của khu vực này. Để đạt được mục tiêu đó, cần đề cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt tránh các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa. Các nước cũng cho rằng cần đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khung khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực nối lại đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Các nội dung trên đây đã được phản ánh đầy đủ trong Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và Hội nghị cấp cao EAS 15./.

Theo: mofa.gov.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng 28/03/2024
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Ngày đăng 23/03/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong bãi Tư Chính: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ quyền, lợi ích của mình

Ngày đăng 29/02/2024
Trước việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Công tác quản lý nhà nước đối với huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng

Ngày đăng 05/02/2024
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo việc thực thi chủ quyền hợp pháp của quốc gia, góp phần phát huy khả năng, sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nước. Trong những năm qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực không ngừng, khắc phục những khó khăn, trở ngại để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với  huyện đảo Hoàng Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xuân Trường Sa 2024: Sợi chỉ đỏ thắt chặt tình quân dân

Ngày đăng 26/01/2024
Tối 25/01/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân và các cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Xuân Trường Sa" lần thứ 12, năm 2024.  

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.