Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành phát triển Phú Quốc từ huyện đảo lên thẳng “thành phố trong rừng” ​

Ngày đăng: 16/11/2020   16:30
Mặc định Cỡ chữ
Nhấn mạnh đến đặc thù của Phú Quốc là sở hữu diện tích rừng lớn, các đại biểu đề nghị chính quyền địa phương chú trọng ngay từ lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch để Phú Quốc trở thành một “thành phố trong rừng”.

Sáng ngày 14/11/2020, dưới sự chủ trì của ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban đã xem xét Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng ngày 14/11/2020.

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Chính phủ đề nghị thành phố Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số (179.480 người) của huyện Phú Quốc. Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số (60.415 người) của thị trấn Dương Đông; thành lập phường An Thới trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số (4.610 người) của xã Hòn Thơm vào thị trấn An Thới".

"Hồ sơ, thủ tục thành phố Phú Quốc và các phường nêu trên đã đáp ứng đủ quy định. Cử tri đồng thuận cao. 100% đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã tham dự cuộc họp biểu quyết tán thành chủ trương”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết.

Phát biểu tại phiên họp, tất cả các ý kiến đều tán thành việc thành lập thành phố Phú Quốc. Một số ý kiến đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu xây dựng mô hình đô thị một cấp ở đây, tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển vượt trội.

Đại biểu Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam) nói: “Ngay từ năm 2010, chúng ta kỳ vọng Phú Quốc trở thành trung tâm đô thị sinh thái biển, trung tâm công nghệ cao… Nếu chỉ áp dụng mô hình một thành phố thông thường, không có cơ chế vượt trội thì “hòn ngọc” không thể nào phát triển nhanh chóng như Phuket hay Paris được”.

Nhấn mạnh đến đặc thù của Phú Quốc là sở hữu diện tích rừng lớn, các đại biểu dự họp đề nghị chính quyền địa phương chú trọng ngay từ lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch để Phú Quốc trở thành một “thành phố trong rừng”.

Đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) nhận định: “Singapore đi từ rừng trong thành phố đến thành phố trong rừng. Phú Quốc đã có sẵn rừng rồi, cần quyết tâm giữ”.

Tuy nhiên, đại biểu Lê Xuân Thân lưu ý, phần bờ biển của Phú Quốc hiện nay hầu như đã bị phân lô “chiếm giữ”, người dân tiếp cận khó khăn.

Ông Lê Xuân Thân chia sẻ: “Nha Trang chúng tôi phải đấu tranh quyết liệt mới giữ được bờ biển cho người dân. Phú Quốc nên có chính sách mạnh mẽ vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Rất mong Kiên Giang có định hướng phát triển đúng đắn và quyết tâm thực hiện”. 

Cho biết ông “hoàn toàn tán thành việc thành lập thành phố Phú Quốc”, song ĐB Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) băn khoăn: “Khi đi thẳng từ huyện lên thành phố (bỏ qua giai đoạn thị xã - PV) như thế, năng lực quản lý của chính quyền có theo kịp không? Đây là vấn đề rất cần quan tâm trong quá trình chuyển đổi”.

Chia sẻ nhận định này, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) đề nghị hạn chế đô thị hóa quá mức, hạn chế nhập cư quá mức để giảm thiểu tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường…

Cũng đồng ý phát triển đô thị xanh Phú Quốc, song đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bình luận: "Phú Quốc đừng phát triển như Phuket hay Paris. Tôi đề nghị có quy định khống chế diện tích phát triển đô thị để giữ bằng được diện tích rừng"./.

Theo: sggp.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính

Ngày đăng 27/03/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 202/TTg-NN ngày 26/3/2024 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

Ngày đăng 25/03/2024
Trình bày tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 25/3/2024 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân cho biết, trong năm 2023, HĐND Thành phố đã thông qua 25 nghị quyết triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

Đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ

Ngày đăng 21/03/2024
Những năm gần đây, một số thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nam Bộ để tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm”. Bài viết góp phần nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ. 

Đến năm 2030, toàn tỉnh Lạng Sơn có 17 đô thị các loại

Ngày đăng 19/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng 19/03/2024
Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.