Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp: Nỗi lo trước làn sóng thứ ba

Ngày đăng: 27/10/2020   10:20
Mặc định Cỡ chữ
Tốc độ lây lan của vi rút SARS-CoV-2 đang gia tăng ở mức báo động khi nhiều khu vực trên thế giới bước vào mùa đông. Lo ngại đây có thể là khởi đầu của làn sóng dịch thứ ba như các chuyên gia đã cảnh báo trước đó, nhiều quốc gia đã áp đặt trở lại lệnh phong tỏa để bảo vệ sức khỏe người dân, dù biện pháp này sẽ một lần nữa khiến nền kinh tế bị ngưng trệ.

Trong tuần qua, Pháp, Đức, Czech, Ba Lan đều ghi nhận số ca mắc mới trong ngày tăng cao chưa từng có. Trong đó, Pháp có ngày ghi nhận tới hơn 45.000 bệnh nhân mới. Tại Mỹ, sau một thời gian tạm ổn định, số ca mắc và nhập viện đã tăng mạnh trở lại. Trong 3 ngày cuối tuần, số ca nhiễm mới vi rút SARS-CoV-2 tại nước này liên tục phá kỷ lục. Riêng ngày 25/10/2020, có thêm 88.973 người được thông báo nhiễm Covid-19. Châu Á cũng đã trở thành khu vực thứ hai trên thế giới có hơn 10 triệu ca bệnh, chỉ sau Mỹ Latinh.

Số ca mắc Covid-19 tại Pháp tăng kỷ lục trong tuần qua.

Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, số ca mắc Covid-19 đang tăng vượt các mức từng ghi nhận trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Trong những ngày tới, biểu đồ dịch sẽ tiếp tục xu hướng đi lên, đặc biệt tại châu Âu với "nguy cơ kép" từ dịch cúm mùa và Covid-19.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu lo ngại, mức độ tử vong do Covid-19 ở cựu lục địa có thể cao gấp 4-5 lần so với thời điểm tháng 4/2020 nếu như từ nay đến tháng 01/2021 không có các biện pháp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, có rất nhiều nước đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng theo cấp số nhân, khiến các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe hoạt động quá tải.

Đối mặt với làn sóng dịch mới, một số nước buộc phải yêu cầu người dân ở nhà cũng như áp đặt lệnh giãn cách xã hội mới nhằm tận dụng thời gian để xây dựng kế hoạch ứng phó, đào tạo nhân viên y tế, bổ sung các trang thiết bị, tăng năng lực xét nghiệm, cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những biện pháp phong tỏa đang tiếp tục tạo áp lực cho nền kinh tế, vốn đang chịu nhiều tổn thương do hậu quả của dịch Covid-19.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu sẽ giảm 4,4% trong năm 2020. Định chế tài chính này cũng nhận định, nếu cuộc chiến chống dịch Covid-19 tiếp tục khó khăn hơn dự kiến, các chính phủ buộc phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thì hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục bị kìm hãm, trong đó các nền kinh tế mới nổi chịu tác động mạnh gấp đôi so với các quốc gia phát triển. Khi những nỗ lực tìm kiếm vắc xin phòng bệnh và phương pháp điều trị Covid-19 không có đột phá, việc tiếp tục hạn chế tiếp xúc là bắt buộc, kéo theo sự lao dốc của các hoạt động kinh tế.

Dù dịch Covid-19 gây sức ép lớn đối với nhiều chính phủ và cộng đồng, cũng như đe dọa đẩy nhiều người rơi vào cảnh cùng cực, song những gì diễn ra trong thời gian vừa qua cho thấy, đứng trước một trận chiến sống còn, thế giới không thể vội vàng. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng, tất cả các quốc gia nên chuẩn bị phương án cho một “chặng lội ngược dòng dài hơi” nhằm tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Giải pháp chính là tiếp cận toàn diện, sử dụng mọi công cụ sẵn có. Đồng thời, các nước cần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng vượt qua chặng đường đầy chông gai này.

Trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo thế giới sẽ chứng kiến ca mắc thứ 45 triệu, thậm chí là 50 triệu trong thời gian còn lại của năm 2020, việc tìm cách chung sống an toàn với vi rút SARS-CoV-2 bằng tinh thần cảnh giác và trách nhiệm của các chính phủ cùng mỗi người dân được coi là giải pháp tối ưu./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.