Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Thanh Hóa chú trọng công tác phòng, chống tác hại thuốc lá 

Ngày đăng: 20/10/2020   15:06
Mặc định Cỡ chữ
Thanh Hóa là tỉnh có tỷ lệ hút thuốc lá khá cao và người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại và ảnh hưởng của thuốc lá với sức khỏe, đời sống kinh tế và môi trường và đặc biệt là gây ra các căn bệnh nguy hiểm chết người, trong thời gian qua Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều hoạt động đồng bộ thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng. Đến nay, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường được nâng lên; nhiều cơ quan, đơn vị đã có những việc làm cụ thể, thiết thực, xây dựng môi trường không khói thuốc; công tác quản lý nhà nước trong PCTHTL được tăng cường.
Ảnh minh họa: Internet

Để Luật PCTHTL sớm đi vào cuộc sống, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương triển khai các hoạt động PCTHTL. Theo đó, các sở, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lồng ghép các hoạt động PCTHTL trong các cơ quan, đơn vị và nơi công cộng. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu; treo biển cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc như nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng... đặc biệt, ngành y tế đã triển khai đến 100% các cơ sở y tế và ký cam kết “Bệnh viện không khói thuốc”; ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện lồng ghép vào các nội dung học đường và các văn bản hướng dẫn “Nói không với thuốc lá trong môi trường học đường”. Đồng thời, đưa quy định về việc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động năm của đơn vị; xây dựng kế hoạch hoạt động PCTHTL và triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Đây được xem là một trong những hành động thiết thực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về PCTHTL.

Có thể khẳng định, Luật PCTHTL đã và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Theo báo cáo điều tra khảo sát tại Thanh Hóa, đã có 100% lãnh đạo tỉnh, huyện và các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh hiểu biết về quy định của Luật PCTHTL; 85% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 90,5% người dân tại cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra; 85,5% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ mít-tinh PCTHTL và môi trường không khói thuốc; 01 cuộc thi về Luật PCTHTL và xây dựng môi trường không khói thuốc; 28 buổi truyền thông trực tiếp về tác hại của thuốc lá và các quy định pháp luật về PCTHTL; 75% cơ quan hành chính của tỉnh thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà; có ít nhất 15 trường THPT, 15 trường THCS, 1 trường Cao đẳng thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên trường học; có ít nhất 4 nhà hàng, 3 khách sạn thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại khu vực trong nhà và có nơi dành riêng cho người hút thuốc; có ít nhất 5 nhà máy xí nghiệp thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại khu vực trong nhà và có nơi dành riêng cho người hút thuốc... Đồng thời, thực hiện tại 100% bệnh viện tuyến tỉnh và cơ sở y tế tuyến huyện có quy định về việc thực thi môi trường không khói thuốc trong khuôn viên đơn vị và trong đó có ít nhất 60% đơn vị này thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc.

Có ít nhất 1 bến xe khách, trong đó 80% nhà xe thực hiện quy định cấm hút thuốc trên các phương tiện vận chuyển hành khách; có ít nhất 1.500 nhân viên y tế thôn, bản được tập huấn cai nghiện thuốc lá; các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát liên ngành việc thực hiện các hoạt động môi trường không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Thiết nghĩ để công tác phòng, chống tác hại thuốc từng bước tới người dân, giảm tỷ lệ hút thuốc cũng như tác hại của thuốc lá gây ra, bên cạnh ngành y tế thì các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai các hoạt động PCTHTL, có như vậy mới từng bước nâng cao, nhận thức, và hướng đến hành vi bỏ hút thuốc và không hút thuốc trong cộng đồng./.

Gia Hưng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương

Ngày đăng 05/12/2023
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương về kinh doanh thuốc lá.

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 30/11/2023
Tại Quyết đinh số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược), Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 03/11/2023
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030; bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược). 

Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc sử dụng của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng 26/10/2023
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định rõ: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử

Ngày đăng 29/05/2023
Thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.