Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Hải Phòng: phấn đấu đến năm 2025 có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày đăng: 16/10/2020   15:13
Mặc định Cỡ chữ
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), 10 năm qua, cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân thành phố Hải Phòng đã có nhiều cách làm sáng tạo, đưa phong trào xây dựng NTM phát triển sâu rộng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
Mô hình nuôi rươi kết hợp cấy lúa chất lượng cao ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ảnh: internet

Xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, cùng với việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành, những năm qua, thành phố Hải Phòng luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM. Từ đó, quy tụ được sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào.

Cùng với đó, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình được triển khai đáp ứng nhu cầu bức thiết trong từng giai đoạn nhất định. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, thành phố Hải Phòng đã ban hành cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM: ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng xã NTM, hoàn thành 5.000 km đường nông thôn, xây dựng mới hàng nghìn ngôi nhà cho các gia đình chính sách; xác định mức bình quân hỗ trợ cho mỗi xã để hoàn thành, đạt chuẩn theo lộ trình từng năm (năm 2016 – 2017: có 25 xã, hỗ trợ 22 tỷ đồng/ xã; năm 2018 với 15 xã, hỗ trợ 24 tỷ đồng/ xã; năm 2019 có 50 xã, hỗ trợ 25 tỷ đồng/xã; năm 2020 thành phố triển khai thí điểm xây dựng  NTM kiểu mẫu đối với các địa phương, đã phân bổ trên 1.000 tỷ đồng cho 08 xã thuộc 07 huyện). Từ năm 2016, phân cấp quản lý vốn đầu tư cho các huyện cả về xây dựng NTM và đầu tư xây dựng cơ bản để địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, cân đối, bố trí nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành chương trình.

Trong 5 năm (2016 - 2020), thành phố Hải Phòng đã huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng NTM đạt 40.396 tỷ đồng, gấp 2,5 lần giai đoạn 2010 -2015 (15.857 tỷ đồng); trong đó, nhân dân tham gia đóng góp 5.865 tỷ đồng.

Gặt hái được nhiều thành tích nổi bật

Có thể khẳng định với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã gặt hái được thành tựu nổi bật trên mọi phương diện.

Tính đến hết năm 2019, Hải Phòng có 139/139 xã (đạt 100%) cán đích NTM, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 trước 01 năm. Chất lượng nhiều tiêu chí đạt cao hơn so với chuẩn NTM của Trung ương và trung bình cả nước: Đường giao thông trục thôn, xóm, nội đồng được bê tông hóa.

Tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm là 15,1%/năm. Kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, thông tin truyền thông…) được đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ bản đồng bộ, hiện đại, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, nâng cao điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt là hệ thống giao thông, trường học các cấp được ưu tiên đầu tư.

Phấn đấu đến năm 2025, có 4 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Quán triệt quan điểm xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, giai đoạn tiếp theo, Hải Phòng phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: Hết năm 2020, 100% số huyện cơ bản đạt chuẩn huyện NTM; đến năm 2025, có 4 huyện đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, 30 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, 100 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 2 - 2,5 lần so với năm 2020 (năm 2020 ước đạt 60 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) dưới 0,2 %; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 100%./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.