Hà Nội, Ngày 25/01/2025

Khai mạc Triển lãm "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội"

Ngày đăng: 09/10/2020   17:19
Mặc định Cỡ chữ
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Sáng nay 09/10/2020, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” với hơn 130 tài liệu được trưng bày giới thiệu về các làng nghề, phố nghề giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Đến dự và cắt băng Khai mạc Triển lãm có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.

Tham dự Lễ khai mạc có nhà sử học, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc; nhà sử học Lê Văn Lan; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng; lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I; một số nghệ nhân làng nghề thêu Bình Lăng, làng nghề mây tre đan Phú Vinh; đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ; cùng nhiều đại biểu và khách tham quan Triển lãm.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu khai mạc Triển lãm.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nhấn mạnh, Thăng Long - Hà Nội là kinh đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Nơi đây đã thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng phụ cận tới buôn bán, định cư và lập xưởng nghề, phố nghề, khiến Thăng Long – Hà Nội trở thành “mảnh đất trăm nghề”. Nghề thủ công luôn phát triển dưới các triều đại phong kiến và có nhiều bước vươn xa hơn ra thế giới vào thời thuộc địa. Nhiều sản phẩm thủ công đã được giới thiệu ra thị trường thế giới qua các cuộc đấu xảo trong nước và quốc tế. Ngày nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ở Hà Nội vẫn luôn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô. 

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, Triển lãm giới thiệu một bộ sưu tập phong phú gồm 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn, các phông tài liệu tiếng Pháp đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và một số hiện vật tiêu biểu. Ngôn ngữ thiết kế chủ đạo của Triển lãm lần này tập trung vào khai thác nét đặc trưng của một số nghề thủ công cùng các chi tiết phóng lớn mô phỏng, kết hợp ánh sáng, nghệ thuật sắp đặt và các video clips hỗ trợ với mong muốn kể những câu chuyện đầy thăng trầm về làng nghề thủ công của đất Thăng Long cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX một cách gần gũi và sinh động về hành trình từ làng nghề ra phố nghề và trở lại cội nguồn của thợ thủ công cũng như những trăn trở về nghề thủ công truyền thống.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm

Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Triển lãm và qua lời kể của những người thợ nghề về câu chuyện làng nghề Hà Nội sẽ cho công chúng cái nhìn toàn diện về bức tranh làng nghề, phố nghề Hà Nội giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Triển lãm được chia thành 2 chủ đề chính: Từ làng nghề ra phố nghề và Đấu xảo - tinh hoa làng nghề.

Phần I: Từ làng nghề ra phố nghề 

Tài liệu trưng bày tại phần này phản ánh nhiều nội dung phong phú xung quanh việc thợ thủ công ở nhiều làng nghề thuộc các tỉnh quanh Hà Nội đã tới làm ăn, buôn bán và tạo thành các phố chuyên nghề. Họ hội tụ thành phường nghề và lập đền thờ tổ nghề như ở quê gốc, tạo nên một tầng lớp thị dân với những nhu cầu mới, có tác động sâu sắc đến văn hóa đất Thăng Long.

Dưới triều Nguyễn, mặc dù Thăng Long không còn là Kinh đô, không phải là trung tâm kinh tế nhưng các làng nghề truyền thống vẫn luôn phát triển, cung ứng các vật phẩm cho nhà vua và triều đình. Bên cạnh những chính sách thuế khóa được ban hành thì nhà Nguyễn cũng có những chính sách thiết thực nhằm phát triển nghề thủ công tại vùng Thăng Long- Hà Nội. Sau khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, chính quyền thành phố đã quy hoạch và quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán đối với nghề thủ công. Điều này làm xáo trộn cuộc sống và hoạt động buôn bán của thành phố vốn đã sinh hoạt và vận hành như thế cả trăm năm. Nhưng đồng thời cũng mang đến những hướng đi và cơ hội mới cho họ từ chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của chính quyền Pháp.

 

Phần II: Đấu xảo - Tinh hoa làng nghề

Với chính sách khuyến khích phát triển, thợ thủ công của các làng nghề ở Bắc Kỳ nói chung và Hà Nội nói riêng từ bản tính vốn thụ động, thiếu sáng tạo trong sản xuất, đã dần chủ động trong việc đăng ký đưa các sản phẩm của mình tham gia đấu xảo để học hỏi nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của các làng nghề Hà Nội đã không chỉ có mặt ở các đấu xảo ở thuộc địa Pháp mà còn có mặt tại các nước khác... đánh dấu một bước tiến xa hơn và dài hơn trong hành trình chinh phục thị trường nước ngoài của người thợ thủ công Việt - bước ra khỏi đất nước bảo hộ.

Toàn bộ tài liệu, tư liệu, hình ảnh và hiện vật được trưng bày tại phần này phản ánh hành trình các làng nghề thủ công Việt Nam tham gia chợ đấu xảo trong nước cũng như quốc tế, những bước tiến của người thợ thủ công trên con đường chinh phục thị trường thế giới và chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội nâng cao tay nghề, phát triển nghề.

 

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ an toàn tài liệu, chỉ có các phiên bản được đưa ra trưng bày. Phần lớn bản gốc tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước./.

 

 

 

 

 

 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tham quan Triển lãm

 

 

 

Công chúng tìm hiểu, quan sát nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục, làng nghề thêu Bình Lăng thực hành nghề truyền thống.

 

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, làng nghề mây tre đan Phú Vinh thực hành nghề truyền thống.

Hoài Nga

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Ngày đăng 24/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 01/QĐ-BĐMDN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Công bố các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Ngày đăng 23/01/2025
Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 35/CV-BCĐTKNQ18 ngày 23/01/2025 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày đăng 22/01/2025
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 65/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Chính phủ đánh giá cao Bộ Nội vụ đã chủ động hoàn thiện dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Ngày đăng 21/01/2025
Tại Nghị quyết số 14/NQ-CP Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2025, Chính phủ đánh giá cao Bộ Nội vụ đã chủ động chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Ngày đăng 21/01/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 20/01/2025 về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.