Hà Nội, Ngày 28/03/2024

Hội thảo Chuyển đổi số và định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025

Ngày đăng: 24/09/2020   15:25
Mặc định Cỡ chữ
Sáng ngày 23/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số và định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Internet

Dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam - Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng lãnh đạo Sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, nông thôn Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong hơn 10 năm qua. Khoảng cách giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn và thành thị ngày càng khác biệt, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, đại dịch Covid-19 đòi hỏi nông thôn cũng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế của thời đại. Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số được coi là giải pháp ưu việt giúp khoảng cách, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị xích lại gần nhau hơn.

Tại Hội thảo, các đại biểu nghe các ý kiến về: Phát triển xã hội số, kinh tế số trong chuyển đổi số quốc gia, xoay quanh việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, quản lý, truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp để hạn chế hàng giả, hàng nhái của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông); Chuyển đổi số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp khuyến nghị mô hình chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp với rất nhiều ý tưởng, gợi ý hay của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; ý tưởng xây dựng mô hình làng xã thông minh, xã kết nối trong xây dựng thông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu hứa hẹn sẽ hình thành nên những vùng nông thôn thực sự văn mình, hiện đại những vẫn luôn giữ gìn được bản sắc văn hóa của làng quê truyền thông của Hợp tác xã Nông nghiệp số; một số định hướng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT); kinh nghiệm thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã của Sở NN&PTNT Ninh Bình và Bình Dương; giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm OCOP thông qua chuyển đổi số và giải pháp giám sát trực tuyến dựa vào cộng đồng trong thực hiện nông thôn mới sử dụng CHATBOX của Công ty Cổ phần Giải pháp KYC...

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Trần Thanh Đường cho rằng: Chuyển đổi số và xây dựng nông thôn mới thông minh là một nội dung mang tính đột phá trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2. Nếu chúng ta áp dụng được chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Ông hoàn toàn đồng tình với trăn trở của Thứ trưởng về việc đào tạo nguồn nhân lực, lộ trình thực hiện, ứng dụng công nghệ và đánh giá tác động của việc ứng dụng công nghệ.

Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Hội thảo được xem là buổi công bố chương trình công nghệ số trong lĩnh vực nông thôn mới. Tuy các báo cáo tham luận đã đi sâu vào chủ đề nông nghiệp, nhưng cần cụ thể hơn cho mảng nông thôn. Thứ trưởng mong muốn có một phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đặt ra yêu cầu đối với các nhà khoa học, đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.

Gia Hưng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.