Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Bình Dương: Thay đổi phong cách phục vụ nhân dân

Ngày đăng: 24/09/2020   14:42
Mặc định Cỡ chữ
Từ khi triển khai các mô hình nhỏ gắn với mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”, đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức (CBCC) về phong cách phục vụ nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính.

Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”

Từ cuối năm 2015, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương, Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai đến các cơ quan, địa phương trong tỉnh.

Đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (thứ 5 từ trái sang) trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong xây dựng mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”.

Trong quá trình triển khai mô hình, các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, bổ sung một số nội dung vào phương châm “5 biết”, “3 thể hiện” trong xây dựng mô hình phù hợp với đặc thù riêng của cơ quan, địa phương.

Ở Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã sáng tạo, xây dựng thêm phương châm “Tiếp xúc vui vẻ, tư vấn nhiệt huyết và hướng dẫn tận tình, hỗ trợ tích cực”. Ở thị xã Bến Cát đã thực hiện mô hình “Nụ cười tiếp dân”, mô hình “Dân đến, dân hỏi, dân cần” (khi dân đến đón tiếp niềm nở, khi dân hỏi giải thích tận tình, khi dân cần nhiệt tình phục vụ).

Từ mô hình này, các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đã sáng tạo các mô hình nhỏ gắn với triển khai để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (TTHC), nhất là công khai, minh bạch về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết, phí, lệ phí và thời gian giải quyết TTHC.

Ở UBND thị xã Bến Cát đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn lưu động” cho người dân, nhất là người lao động đang có nhu cầu đăng ký khai sinh và kết hôn nhưng lại không có thời gian đến UBND cấp xã để đăng ký. UBND phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một đã xây dựng thành công mô hình “Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại nhà”; mô hình “Thứ 6 - Ngày không hẹn” áp dụng đối với 4 TTHC thuộc lĩnh vực hộ tịch và đất đai; mô hình “Hướng dẫn viên cải cách hành chính” hướng dẫn TTHC cho người dân đến bộ phận “một cửa” của phường làm TTHC. Các cách làm hay này đã giúp địa phương biết nghe dân nói để giải quyết hồ sơ, thủ tục, tạo niềm tin trong nhân dân.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND TP Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết: TP Thuận An là địa bàn có nhiều doanh nghiệp tập trung và hơn 30.000 hộ kinh doanh cá thể. Dân số của TP.Thuận An cũng đạt trên 600.000 dân. Để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng ở TP.Thuận An đã tập trung quyết liệt về công tác CCHC, xem công tác cải cách hành chính là động lực của phát triển, nhất là từ khi triển khai Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”, các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo quyết liệt, hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó, từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, cộng đồng doanh nghiệp theo hướng gần gũi.

Ông Lý Văn Đẹp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ nhìn nhận, từ khi triển khai mô hình, các cấp chính quyền, nhất là tại 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đã có nhiều thay đổi về nhận thức, chuyển quan điểm từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ. Từ đó đã tận tình phục vụ người dân, doanh nghiệp đến làm TTHC. Các cơ quan, địa phương đã tăng cường công tác đối thoại với người dân, công nhân lao động, tiểu thương, doanh nghiệp, tạo hình ảnh chính quyền thân thiện, gần gũi hơn, vì nhân dân phục vụ. Đặc biệt, từ mô hình này, lãnh đạo các địa phương đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự quyết tâm trong việc thực hiện cải cách TTHC. Qua đó đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần chung với tỉnh trong công tác cải cách hành chính.

Xây dựng đội ngũ CBCC thực sự là công bộc của dân

Thực tiễn cho thấy, mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” đã đi vào thực chất và đã góp phần quan trọng, tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, cơ quan Nhà nước. Đội ngũ CBCC đã thay đổi nhận thức trong phục vụ nhân dân giải quyết TTHC, góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Việc xây dựng mô hình này thực chất là sự gắn kết hệ thống và làm nền tảng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động chính quyền, cơ quan nhà nước, trong đó tập trung thực hiện công tác cải cách TTHC, quy chế dân chủ, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử... Từ đó, toàn tỉnh đã xây dựng đội ngũ CBCC Nhà nước thực sự là công bộc của dân.

Bà Nguyễn Thị Hồng Yến, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một chia sẻ: Điểm thành công của mô hình này là tinh thần, thái độ phục vụ của CBCC, đối với những hồ sơ dân cần gấp như khai tử, xác nhận tình trạng bất động sản đều được giải quyết ngay. Đảng ủy, UBND phường Phú Mỹ chú trọng đơn giản TTHC, giảm bớt giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC. Các thủ tục liên thông giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện đồng bộ. Bài học kinh nghiệm khác đó là hiệu quả của việc nhận trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu chính công ích; mô hình “Hẹn giờ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại nhà”. Công tác bố trí CBCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại diện Sở Nội vụ cho biết: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai mô hình là sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nhiều địa phương đã không ngừng nâng cao nhận thức và chất lượng đội ngũ CBCC. Sự tham gia, tương tác của người dân đối với chính quyền các cấp, để chính quyền thấy được những mong muốn của người dân, qua đó phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó là sự tham gia giám sát, phản biện của MTTQ các cấp… Công tác tuyên truyền cải cách hành chính nói chung luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Hằng năm, Sở Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm, phát thanh, truyền hình, sân khấu hóa các nội dung trọng tâm của công tác cải cách hành chính, trong đó mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện luôn được đặt lên hàng đầu./.

Theo: dangcongsan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính

Ngày đăng 28/03/2024
Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 66%;...

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.