Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Hội thảo thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Ngày đăng: 23/09/2020   14:52
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 22/9/2020, tại Hà Nội, Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Tổ chức Oxfam Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Internet

Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, trong giai đoạn 2011-2020, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực việc xây dựng và triển khai pháp luật, chính sách về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Nhiều thành tựu nổi bật về bình đẳng giới của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đã có những điểm sáng nổi bật, cụ thể: lần đầu tiên có ba đồng chí nữ là Ủy viên Bộ Chính trị, chiếm tỷ lệ 15,78%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt 27,31%, tăng 3,11% so với khóa XIII. Lần đầu tiên, Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia, cao hơn mức trung bình của thế giới là 25%. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng tăng hơn so vơi nhiệm kỳ 2010- 2015 ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã.

Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ, dù có những chuyển biến tích cực hơn so với giai đoạn trước, nhưng nhìn chung vẫn còn khoảng cách giới khá lớn trong lĩnh vực chính trị. Tỷ lệ nữ lãnh đạo còn thấp so với lực lượng lao động nữ và chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ nữ đứng đầu ngành, địa phương còn rất khiêm tốn. Công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm thực chất. Tại nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện quy hoạch nhưng chưa thực hiện đào tạo và bố trí cán bộ nữ. Đặc biệt, khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu cũng tạo ra rào cản trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ. Chưa có những quy định cụ thể trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về công tác cán bộ nữ trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu tham gia Hội thảo cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tỷ lệ nữ lãnh đạo còn thấp, đó là do định kiến giới vẫn còn tồn tại, sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền một số bộ, ngành, địa phương chưa đúng mức cho công tác bình đẳng giới. Ngoài ra, hệ thống các chỉ tiêu có sự khác nhau và chỉ tiêu đề ra khá cao (35%) gây nên những khó khăn cho quá trình thực hiện, trong khi các khâu của công tác cán bộ vẫn còn thiếu đồng bộ.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới cho biết,  Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 để trình Chính phủ với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị. Trong đó, đưa ra 3 chỉ tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu 1: duy trì tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ đảng nhiệm kỳ 2020-2025 đạt ít nhất 15% trở lên đối với cấp tỉnh/huyện và 20% trở lên đối với cấp cơ sở; nhiệm kỳ 2025-2030 đạt 20% trở lên đối với cấp tỉnh/huyện và 25% trở lên đối với cấp cơ sở. Có nữ tham gia trong các ban thường vụ.

Chỉ tiêu 2: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV đạt 30% và khóa 16 đạt 35%. Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội có thành viên là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đạt 30% nhiệm kỳ 2021- 2026 và 35% nhiệm kỳ 2026-2031.

Chỉ tiêu 3: đến 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các ban Đảng ở Trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ./.

Quỳnh Anh

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì bình đẳng giới

Ngày đăng 12/03/2024
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và các đối tác vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, không bỏ ai lại phía sau.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hoà bình, an ninh

Ngày đăng 26/01/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 25/01/2024 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030 (Chương trình).  

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Ngày đăng 15/12/2023
Chiều 14/12/2023, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo.

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý đối với nữ cán bộ dân tộc thiểu số

Ngày đăng 07/12/2023
Ngày 07/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”, nhằm khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý cũng như các rào cản giới.

Khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Ngày đăng 06/12/2023
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các thách thức toàn cầu chưa từng có, việc thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó có thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là trọng tâm ưu tiên. Để thực hiện những yêu cầu này, việc chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc là yếu tố rất quan trọng.