Hà Nội, Ngày 23/04/2024

Nghỉ hưu trước tuổi: Trước đây dù vận động nhưng nhiều người không nghỉ

Ngày đăng: 17/09/2020   14:52
Mặc định Cỡ chữ
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, khi cán bộ, công chức tình nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi thì nên ủng hộ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tặng hoa, cảm ơn các cán bộ xin nghỉ công tác trước tuổi.

Thời gian qua, nhiều cán bộ ở các địa phương trên cả nước do không đủ tuổi tái cử cấp uỷ khoá mới đã xin nghỉ hưu trước tuổi và hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, đây là những trường hợp không đủ tuổi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ tới theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Những người xin nghỉ việc khi không đủ tuổi tái cử sẽ được hưởng chính sách chung áp dụng trên cả nước.

Ông Dĩnh cho rằng, việc hỗ trợ sẽ tùy thuộc chức vụ cụ thể của từng người, thời gian công tác của người đó từ khi được chấp thuận nghỉ việc đến thời điểm nghỉ hưu. Trước đây, mặc dù được động viên nhưng nhiều người không nghỉ, giờ các cán bộ, công chức tình nguyện xin nghỉ thì nên ủng hộ. Đây cũng cũng là chủ trương sắp xếp trước đại hội để chuẩn bị các phương án nhân sự cho khóa mới thuận tiện hơn.

Theo ông, nhiều cán bộ đề xuất nghỉ trước để tạo điều kiện cho cơ quan sắp xếp thuận lợi hơn và bản thân người nghỉ cũng được giải quyết chế độ chính sách.

Còn luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, để sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế thì việc đưa ra chính sách khuyến khích người lao động lớn tuổi được nghỉ hưu trước tuổi là hết sức cần thiết. Điều này đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, tránh tốn kém, lãng phí ngân sách nhà nước, tạo cơ hội để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trẻ, góp phần phát triển bộ máy nhà nước nói chung.

Theo luật sư Cường, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích người lao động nói chung, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên, các chính sách hiện hành còn chưa thống nhất, ở nhiều nơi áp dụng khác nhau dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Cụ thể, để khuyến khích công chức, viên chức không thuộc diện tinh giản biên chế nhưng cần nghỉ hưu trước tuổi để “nhường ghế” cho lớp trẻ thì mỗi địa phương đưa ra những giải pháp khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương nên việc áp dụng chưa đồng bộ mà vẫn còn tùy nghi.

​"Đối với những trường hợp không thuộc diện tinh giảm biên chế thì mức lương hưu được nhận hiện nay vẫn thấp hơn mức lương hưu được hưởng khi nghỉ đúng tuổi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghỉ hưu sớm còn thấp" - luật sư Cường nói.

Để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm, theo luật sư Cường cần có chính sách giúp họ hưởng tối đa lương hưu. Có khoản kinh phí phù hợp khi họ nghỉ hưu sớm, nhằm đảm bảo cuộc sống của họ thì mới khuyến khích được.​

Bên cạnh đó, để giải quyết đến vấn đề này, luật sư Cường cho rằng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rà soát biên chế của từng cơ quan, tổ chức, đánh giá năng lực của từng cán bộ để tránh lãng phí, chảy máu chất xám, cần phân loại người nghỉ hưu sớm thuộc đối tượng nào, với những người đang làm tốt thì nên được giữ lại tiếp tục công tác.

"Việc rà soát phải đánh giá rất thận trọng, tránh trường hợp khuyến khích người nghỉ lại tuyển thêm vào. Nếu làm như vậy, ngân sách vừa mất tiền xử lý cơ chế cho người nghỉ hưu sớm mà vấn đề tinh giản cũng không giải quyết được.

Do đó, các bộ, ban ngành cần có phương án xây dựng đồng bộ, cụ thể, đồng thời xem xét chính sách hỗ trợ phù hợp, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức về hưu sớm thì mới đạt hiệu quả" - luật sư Cường đề xuất./.

Theo: laodong.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.